Cựu chiến binh Lâm Giang: Bắt đất nhả vàng

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/5/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Về Lâm Giang, xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên (Yên Bái), tới thăm các mô hình kinh tế của những cựu chiến binh, ngắm những ngôi nhà xây xinh xắn nằm lẫn trong rừng cây bạt ngàn, nghe tâm sự của họ về những ngày đầu mở đường, vào rừng khai phá đất trống đồi núi trọc để quyết tâm "bắt đất nhả vàng" tôi càng khâm phục ý chí, nghị lực của họ.

BCH hội CCB xã Đại Lịch (Văn Chấn) thường xuyên họp bàn rút kinh nghiệm trong cách làm giàu của hội viên. (Ảnh: Thanh Ba)
BCH hội CCB xã Đại Lịch (Văn Chấn) thường xuyên họp bàn rút kinh nghiệm trong cách làm giàu của hội viên. (Ảnh: Thanh Ba)

Rời quân ngũ, trở về với cuộc sống đời thường, hành trang vào đời của người lính chỉ với hai bàn tay trắng, nhiều người còn mang trên mình nhiều thương tật vì vậy cuộc sống của họ  khó khăn, tình trạng thiếu đói giáp hạt xảy ra thường xuyên.

Không cam chịu đói nghèo, các cựu chiến binh xác định, trước tiên phải xoá bỏ cách làm ăn manh mún lạc hậu tự túc tự cấp; mạnh dạn phát triển kinh tế hộ gia đình, thâm canh tăng vụ, đẩy mạnh chăn nuôi và phát triển kinh tế đồi rừng là khâu đột phá. Để từng bước tháo gỡ khó khăn, BCH hội Cựu chiến binh xã đã đánh giá tình hình đời sống của từng hội viên và xác định nguyên nhân đói nghèo dể tìm cách tháo khó khăn vươn lên làm giàu.

Lý thuyết thì vậy nhưng khi đi vào thực tế quả là không đơn giản, kinh nghiệm trồng rừng, phát triển chăn nuôi và làm kinh tế trang trại chưa có, có đất, sức lao động nhưng trồng cây gì, nuôi con gì cho hiệu quả ở một xã vùng sâu với đặc thù khí hậu khắc nghiệt luôn làm cho BCH hội CCB xã phải trăn trở nhiều ngày.

Trên chiến trường, trong chiến đấu họ luôn là người tiên phong, xông pha nơi hòn tên mũi đạn, không nhẽ trong cuộc sống đời thường lại đầu hàng trước cái đói cái nghèo? Cái khó ló cái khôn, mỗi người một sáng kiến, một cách nghĩ, cách làm riêng để đi đến thống nhất với phương án trồng rừng kinh tế xen lẫn với cây lương thực ngắn ngày phục vụ phát triển chăn nuôi làm hướng đi chính. Người góp công, người góp của, không quản mưa nắng sớm hôm, các hội viên cùng nhau khai phá diện tích đất đồi trọc với quyết tâm bắt đất nhả vàng.

Thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm nên bước đầu triển khai đã không đạt hiệu quả như mong muốn, tỷ lệ sống của cây trồng đạt chưa được 50%, tâm lý một số hội viên hoang mang, chán nản muốn quay lại cách làm ăn manh mún phó mặc cho tự nhiên.

Không để tình trạng kéo dài, BCH hội đã họp bàn rút kinh nghiệm, tìm nguyên nhân, cử người đi tham quan, tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của Hội học tập kinh nghiệm ở những đơn vị bạn, mời cán bộ khuyến nông huyện về hướng dẫn kỹ thuật cho từng gia đình hội viên. Đồng thời tín chấp vay vốn thông qua huyện, Tỉnh hội, qua các tổ chức đoàn thể trong xã cho những gia đình hội viên có nhu cầu mở rộng phát triển kinh tế. Tính đến hết quý I năm 2009, tổng dư nợ đã lên tới gần 1 tỷ đồng.

Từ nguồn vốn vay, các hội viên đã tập trung vào phát triển kinh tế gia đình, đồi rừng cho thu nhập cao. Phong trào phát triển kinh tế được đẩy mạnh tại các chi hội, nhiều hội viên đã vươn lên phát triển kinh tế với các mô hình kinh tế tổng hợp, các mô hình kinh tế đồi rừng đã cho mức thu nhập gần trăm triệu đồng mỗi năm.

Với số vốn ban đầu để thành lập hội chỉ có 200 ngàn đồng thì nay quỹ hội đã có hơn 40 triệu đồng để hỗ trợ, giúp các hội viên không đủ khả năng vay vốn qua uỷ thác có điều kiện phát triển kinh tế.

Đời sống của các hội viên được nâng nên với thu nhập bình quân trên 900 ngàn đồng/người/tháng. Không những vậy, các mô hình kinh tế trang trại của các hội viên còn giải quyết công ăn việc làm ổn định cho hàng chục lao động địa phương với mức thu nhập bình quân đầu người từ 600 - 800 ngàn đồng/tháng. Ban chấp hành cùng 313 hội viên CCB Lâm Giang luôn sát cánh bên nhau trong phong trào phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, thắm tình đồng đội, nghĩa xóm, tình làng.

Thanh Tân

Các tin khác
Công ty TNHH Thẩm Hường tiêm phòng cho gia súc trước khi về nơi cách ly.

YBĐT - Từ năm 2005 đến nay, đàn gia súc của tỉnh Yên Bái luôn có sự tăng trưởng ổn định trên 5% năm. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn thì ngành chăn nuôi đại gia súc vẫn đang tồn tại những bất ổn, trong đó có cả sự chủ quan chăn nuôi theo hướng truyền thống đầy may rủi của người dân và sự yếu kém trong quản lý của các cơ quan chủ quản, chính quyền địa phương.

Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian thảo luận về các vấn đề kinh tế - xã hội.

Lúc 9 giờ15 phút sáng nay, kỳ họp thứ 5 Quốc hội (QH) khoá XII đã khai mạc. Trước đó, các đại biểu QH đã đặt vòng hoa vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đồng chí Hoàng Xuân Lộc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tham gia lễ thông đường hầm kỹ thuật.

YBĐT - Khí thế hào hùng của 55 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, 34 năm Ngày giải phóng miền Nam và đặc biệt là kỷ niệm 119 năm Ngày sinh của Bác, là động lực để những người thợ trên công trường Thủy điện Mường Kim tại xã Hồ Bốn (Mù Cang Chải - Yên Bái) thi đua lao động, lập thành tích cao nhất để làm ra dòng điện quý giá, phục vụ CNH – HĐH vùng Tây Bắc và đất nước.

YBĐT - Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Yên Bái, tính đến ngày 13/5/2009, toàn tỉnh đã có trên 1.439 ha lúa xuân bị nhiễm bệnh (chiếm 8,3% diện tích gieo cấy), trong đó đáng chú ý là dịch rầy nâu, rầy lưng trắng với diện tích trên 935ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục