Lời giải nào cho Tân Lập thoát nghèo?

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/6/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Xã Tân Lập (Lục Yên - Yên Bái) rộng 3261,72ha, có 809 hộ 3907 khẩu, ở 11 bản và là xã điều kiện thuận lợi giao lưu, phát triển về mọi mặt. Tuy nhiên, theo tiêu chí mới thì toàn xã vẫn còn trên 51% hộ nghèo. Vậy, đâu là nguyên nhân?

Lãnh đạo xã Tân Lập, kiểm tra đất sản xuất nông nghiệp tại thông Xiêng 1.
Lãnh đạo xã Tân Lập, kiểm tra đất sản xuất nông nghiệp tại thông Xiêng 1.

Ông Hứa Bon - Bí thư Đảng uỷ xã cho biết diện tích tự nhiên của địa phương rộng nhưng diện tích lúa nước chỉ có 173 ha lúa hai vụ, bình quân 264 m2/khẩu. Con số bình quân là vậy, nhưng hiện nay trên 30 % số hộ không có đất sản xuất nông nghiệp, vì nhiều thôn rất ít ruộng điển hình như: thôn Xiêng 1, Xiêng 2 và thôn Thanh Giang có trên 50% số hộ không có đất sản xuất.

Trong đó, riêng thôn Xiêng 1 có 85 hộ với 505 khẩu, nhưng chỉ có 5,7 ha ruộng, 100% đồng bào Dao trắng. Bí thư chi bộ Lý Văn Trang cho biết, 100% hộ đều đói giáp hạt và có tới 52 hộ nghèo, không có hộ khá. Thiếu đất sản xuất, người dân chủ yếu là đánh bắt cá ở hồ Thác Bà và đi làm thuê ở các xã, thị trấn lân cận. Mùa nước hồ rút thì người dân tranh thủ trồng các loại cây mầu nhưng hiệu quả thấp bấp bênh.

Cái  nghèo ở đây còn do trình độ dân trí thấp và sử dụng nguồn vốn không hợp lý. Năm 2004, huyện Lục Yên đã thành lập ban chỉ đạo xuống khảo sát và tìm hướng đi mới cho nông dân trong toàn xã. Trong đó, triển khai giao đất rừng đến các hộ nông dân; đầu tư về cơ sở hạ tầng, khoanh vùng chăn nuôi; khuyến khích và hỗ trợ người dân khai hoang ruộng nước với mức 1 triệu đồng/ha... Người dân bước đầu cũng tiếp thu nhưng cuối cùng rất ít hộ làm.

Lý giải về nguyên nhân này, Bí thư Đảng uỷ xã cho biết thêm: “Trình độ của người dân còn hạn chế, nhất là việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hầu như không có và vẫn sản xuất theo tập quán. Việc trồng rừng thì dân cho là lâu có thu hoạch nên lại chuyển sang trồng ngô”. Không chỉ hạn chế trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, người dân nơi đây còn sử dụng các nguồn vốn được đầu tư không đúng mục đích. Chẳng hạn, các nguồn vốn được vay để phát triển kinh tế thì lại đi mua xe máy, đong gạo ăn và đem trả nợ cũ...Thế là các nguồn vốn đi vay về để phát triển sản xuất nhằm xoá đói giảm nghèo nhưng cuối cùng cũng bằng không.

Một nguyên nhân nữa cũng cần phải nhắc đến đó là, nạn thất học và tảo hôn. Tân Lập nếu so với các xã vùng cao của các huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải thì còn thuận lợi hơn nhiều lần. Nhưng hiện nay, nạn thất học và tảo hôn vẫn khá lớn. Riêng ở thôn Xiêng 1 thì từ trước đến nay chưa có ai học hết THPT. Trong độ tuổi trên 40 thì có tới 40% không biết đọc, viết. Nhiều em nhỏ học hết lớp 5 lớp 6 đã phải “xếp bút nghiên” để lên rừng, xuống hồ tìm kiếm miếng ăn. Trong năm 2008, thôn đã có 20 em bỏ học. Chuyện tảo hôn trong đồng bào Dao trắng cũng là vấn đề khá nan giải. Buồn hơn, theo phong tục những người “lên chức” ông thì không phải làm mà suốt ngày chờ hưởng thụ từ con cháu, cho dù “những ông” này mới 35- 40 tuổi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống thường ngày của một gia đình.

Trong thời gian tới Tân Lập sẽ tập trung vào đầu tư thâm canh, sản xuất nông nghiệp kết hợp trồng rừng và bảo vệ rừng; khuyến khích các dịch vụ thương mại phát triển, tăng vụ, bố trí đất sản xuất nông nghiệp cho những hộ không có đất. Trước mắt xã cần quy hoạch khu dân cư, đồng thời, tranh thủ các nguồn vốn để xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho diện tích không có nước sản xuất. Đặc biệt, cần tích cực tuyên truyền làm cho nhân dân chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong phát triển  kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống tạo tiền đề cho Tân Lập bứt phá đi lên.

Hà Tĩnh

Các tin khác
Nâng cấp đường Hợp Minh - Mỵ, đoạn qua xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên Ảnh: MQ

YBĐT - Qua 5 tháng, toàn tỉnh Yên Bái đã nâng cấp, cải tạo được 14,5 km đường ô tô; mở mới được 48,7 km đường dân sinh; xây dựng mới 3 cầu và 2 ngầm tràn, 8 cống các loại với tổng trị giá đạt 39 tỷ 688 triệu đồng. Trong đó, nhân dân đóng góp 1 tỷ 274 triệu đồng.

Mô hình chăn nuôi vịt đẻ trứng kết hợp trồng lúa thả cá của nông dân phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ.

YBĐT - Trong năm 2008, Hội Nông dân thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã giúp đỡ 259 hộ xóa nghèo trên địa bàn, có 1.095 hộ đạt danh hiệu sản xuất giỏi các cấp, đã xuất hiện nhiều gương điển hình ở hầu hết các cơ sở hội...

Nguyên liệu sợi dài đang ngày càng cạn kiệt.

YBĐT- Trong một hai năm trở lại đây, nhất là từ cuối năm 2008 đến những tháng đầu năm 2009, các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất giấy bằng nguyên liệu sợi dài liên tục gặp khó khăn. Hầu hết doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, thậm chí vài ba nhà máy đã dừng sản xuất từ mấy tháng nay, hàng trăm công nhân mất việc làm, thu nhập giảm sút không đảm bảo cuộc sống gia đình. Vậy đâu là nguyên nhân?

Ngân hàng Đầu tư châu Âu vừa cấp cho Việt Nam vay khoản tín dụng trị giá 100 triệu Euro (khoảng 2.400 tỷ đồng) để giảm nhẹ tình trạng biến đổi khí hậu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục