Kiến nghị giảm 20% giá điện cao điểm sáng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/7/2009 | 12:00:00 AM

Để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương vừa kiến nghị Chính phủ cho phép giảm 20% giá điện giờ cao điểm sáng và bắt đầu thực hiện từ ngày 1/8/2009.

Giữ nguyên qui định giá điện giờ cao điểm sáng sẽ làm tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp.
Giữ nguyên qui định giá điện giờ cao điểm sáng sẽ làm tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp.

Thứ trưởng kiêm người phát ngôn của Bộ Công Thương, ông Bùi Xuân Khu, cho biết sáng nay (3/7).

Với kiến nghị giảm 20%, dự kiến giá điện bình quân năm 2009 sẽ giảm khoảng 0,5%, từ mức 948,5 đồng/KWh hiện nay xuống 943,7 đồng/KWh. Khi đó, tổng doanh thu bán điện trong năm sẽ giảm khoảng 350 tỉ đồng.

Đối tượng được giảm giá là các doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ, mua điện ở các cấp điện áp từ 35/22 KV trở xuống. Tỉ trọng chi phí tiền điện tăng thêm do giá điện giờ cao điểm sáng của hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ xuống dưới mức 10%.

Kiến nghị trên được đưa ra trên cơ sở kết quả kiểm tra tác động của giá điện giờ cao điểm sáng đối với 40.000 doanh nghiệp sản xuất trên cả nước đã được Bộ Công Thương thực hiện trong 3 tháng qua, từ 1/3/2009 đến 1/6/2009.

Theo ông Bùi Xuân Khu, nhìn chung, mức độ tác động của giá điện giờ cao điểm sáng tới các doanh nghiệp là không lớn.

Mức chi phí tiền điện tăng thêm do ảnh hưởng của giá điện giờ cao điểm sáng tới tất cả các doanh nghiệp sản xuất dao động trung bình tăng từ 2- 20%.

Trong đó, nhóm các doanh nghiệp sản xuất 1 ca (từ 7h30 – 17h30) là chịu tác động mạnh nhất của giá điện giờ cao điểm sáng. Tuy nhiên, nhóm này không phải là lớn, chỉ có 13,28% - 15,17% doanh nghiệp trong số được kiểm tra là tăng chi phí tiền điện lên hơn 20%.

Còn lại, các doanh nghiệp sản xuất 2 ca và 3 ca thì chịu tác động nhẹ hơn, chỉ tăng chi phí tiền điện dưới 10%, ông Bùi Xuân Khu nói. Số đơn vị này chiếm đa số với tỷ lệ 63 - 72% trên tổng số doanh nghiệp được kiểm tra.

Kết quả khảo sát cụ thể tại các tỉnh Tiền Giang, Long An và Thành phố Hà Nội cho thấy, tỉ lệ chi phí tiền điện tăng thêm của các doanh nghiệp trong tháng 3 khoảng 2,26% - 22,6%, trong tháng 4 tăng khoảng 4,16% - 17%, trong tháng 5 tăng từ 1,85% - 15,23%.

Mức tăng chi phí tiền điện trên tổng chi phí sản xuất hoặc tổng doanh thu của doanh nghiệp vào khoảng 0,08% - 0,57% trong tháng 4 và khoảng 0,04% - 0,69% trong tháng 5.

Bộ Công Thương cũng khẳng định, quy định giờ cao điểm sáng đã có tác động tích cực như việc góp phần làm giảm hiện tượng thiếu công suất nguồn, khuyến khích doanh nghiệp tiết kiệm điện, giảm áp lực đầu tư vào các nguồn điện mới đắt tiền.

(Theo VietNamNet)

Các tin khác

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định các chính sách trợ giúp và quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNV). Chính sách trợ giúp này bao gồm các giải pháp và kinh phí thực hiện, được đưa vào kế hoạch hằng năm và 5 năm của các bộ, ngành, địa phương và nền kinh tế quốc dân.

YBĐT - 6 tháng qua, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái ước đạt 1.014,8 tỷ đồng, đạt 44,5% kế hoạch, tăng 52,2% so cùng kỳ.

Nông dân xã Đông Cuông Văn Yên làm đất gieo cấy lúa mùa sớm.

YBĐT - Để hoàn thành mục tiêu cả năm, Văn Yên (Yên Bái) đang nỗ lực chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ, sản suất vụ mùa đúng khung thời vụ, phấn đấu diện tích đạt 2.790 ha, năng suất lúa bình quân 50,4 tạ/ha, sản lượng 14.070 tấn.

Giải phóng mặt bằng nhanh là yếu tố để các dự án triển khai hiệu quả.

YBĐT - Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái, chỉ trong đợt rà soát kiểm tra mới nhất đối với 21 dự án thuộc nguồn vốn ngân sách và các dự án do các nhà đầu tư đầu tư tại: Lục Yên, Yên Bình, thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, Văn Yên thì đã có 11 dự án sử dụng đất kém hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục