Trấn Yên: Hiệu quả các giống cây ngắn ngày

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/11/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Xác định chuyển dịch cơ cấu cây trồng là nhiệm vụ trọng tâm trong sản xuất nông - lâm - nghiệp nên từ năm 2007, các cấp uỷ Đảng và chính quyền huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây nông nghiệp bằng việc phát triển các giống cây ngắn ngày có giá trị kinh tế như: cây lạc, cây đậu tương trên diện tích đất mầu bãi, đất ruộng hạn, đất đồi thấ

Đồng thời, ứng dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất như: sử dụng giống mới, kỹ thuật thâm canh, luân canh, tăng vụ nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Hiệu quả bước đầu đã được khẳng định khi vụ hè thu năm 2007 - 2008, huyện Trấn Yên đưa vào gieo trồng thử nghiệm giống đậu tương ĐT84 và giống lạc L23, L14 do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ -Viện Cây lương thực và Thực phẩm chọn tạo.

Hai loại cây này với ưu điểm là có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, ít sâu bệnh, thân tán đứng gọn mà hiệu quả kinh tế lại cao gấp 2- 2,5 lần trồng lúa, ngô và các loại rau mầu khác. Vì vậy, bước sang năm 2009, huyện Trấn Yên tiếp tục mở rộng diện tích và quy hoạch vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng tập trung tại một số xã như: vùng trồng lạc, đậu tương trên đất ruộng hạn, đất trồng mầu kém hiệu quả tại các xã: Minh Quân, Minh Tiến, Quy Mông, Y Can, Nga Quán; vùng trồng đậu tương trên đất đồi thấp, đất ven suối tại các xã: Hoà Cuông, Tân Đồng, Kiên Thành.

Kết quả, toàn huyện đã chyển đổi được hơn 120 ha lạc và trên 80 ha đậu tương. Nhờ sử dụng các giống có năng suất, chất lượng cùng với những chính sách hỗ trợ về giống, xây dựng mô hình và tuyên truyền tập huấn kỹ thuật cho bà con nên đến nay hầu hết các diện tích trồng lạc và đậu tương trên địa bàn huyện đều sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.

Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng luân canh, tăng vụ, cải tạo đất đai giúp người dân tăng thêm thu nhập, qua hơn 2 năm thực hiện, huyện Trấn Yên đã từng bước hình thành các vùng chuyên canh tập trung với quy mô, diện tích chuyển đổi sang trồng lạc, đậu tương ổn định 500 ha mỗi năm, giá trị thu nhập 50- 60 triệu đồng/ha một năm. Từ kết quả trên, trong thời gian tới huyện tiếp tục mở rộng diện tích, chú trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Năm 2008, do ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 4 để lại, trên một số cánh đồng của huyện Trấn Yên đã bị cát và phù sa vùi lấp hoàn toàn nên không thể trồng lúa và một trong những nơi thiệt hại nhiều nhất là thị trấn Cổ Phúc. Đứng trước khó khăn đó, lãnh đạo thị trấn cùng với các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện, vận động nhân dân chuyển sang trồng lạc. Nhờ chuyển đổi kịp thời nên rất nhiều hộ nông dân tuy không có ruộng để cấy, song đời sống cũng đã bớt khó khăn hơn rất nhiều.

Chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã và đang đem lại cho nông nghiệp, nông thôn Trấn Yên một nguồn lực kinh tế quan trọng.Từ việc chuyển dịch đúng hướng này đã làm giảm đáng kể chi phí sản xuất, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập và hiệu quả kinh tế cho người nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèo cho địa phương. 

Hồng Oanh

Các tin khác
Nhân dân xã Văn Phú làm đường giao thông nông thôn.

YBĐT - Là xã thuần nông, đất sản xuất nông, lâm nghiệp ít nên những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Văn Phú (TP Yên Bái) đặc biệt coi trọng việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư thâm canh tăng vụ, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo.

YBĐT - Vụ thu năm 2009, huyện Văn Chấn (Yên Bái) phấn đấu trồng mới 1.300 ha rừng kinh tế và 800 ha rừng theo Chương trình 661 của tỉnh. Mặc dù, thời tiết diễn biến phức tạp, khô hanh kéo dài, việc trồng rừng đúng vào thời điểm thu hoạch vụ mùa... nhưng với sự nỗ lực chỉ đạo của huyện với quyết tâm của các địa phương, kế hoạch trồng rừng vụ thu huyện Văn Chấn đã hoàn thành the

Công trường than Cọc 6, Quảng Ninh.

Thủ tướng Chính phủ vừa thông qua định hướng Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, có xét triển vọng đến năm 2025.

Ngân hàng Nhà nước cho phép nhập khẩu vàng trở lại đã giúp thị trường vàng giảm nhiệt. Sáng 12/11, giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh, xuống còn 2,6 triệu đồng/chỉ. Như vậy, so với mức đỉnh, giá kim loại quý này đã giảm 300.000 đồng/chỉ. Thay vì chen nhau mua vàng như hôm trước, dân xếp hàng để bán.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục