Chủ động phòng bệnh virus lùn sọc đen cho lúa xuân

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/3/2010 | 2:47:33 PM

YBĐT - Những ngày gần đây, bệnh virus lùn sọc đen trên cây lúa đang hoành hành tại nhiều địa phương trong cả nước. Yên Bái tuy chưa xuất hiện dịch bệnh này, nhưng công tác phòng chống dịch bệnh đang được ngành chức năng và nông dân tích cực, chủ động phòng tránh.

Cán bộ kỹ thuật Chi cục Bảo vệ Thực vật kiểm tra sâu bệnh trên đồng ruộng tại xã Tuy Lộc (T.P Yên Bái).
Cán bộ kỹ thuật Chi cục Bảo vệ Thực vật kiểm tra sâu bệnh trên đồng ruộng tại xã Tuy Lộc (T.P Yên Bái).

Tại xã Tuy Lộc, bà con đang tích cực làm cỏ, chăm sóc lúa xuân, theo dõi dịch bệnh để ngăn chặn kịp thời. Nhiều người lo lắng trước nguy cơ dịch bệnh đang hoành hành tại một số tỉnh khác.

Ông Lê Hồng Thắm ở thôn Thanh Sơn cho biết: “Vụ xuân năm nay, hạn hán kéo dài, đặc biệt khi xem thời sự được biết dịch bệnh trên lúa đang hoành hành ở nhiều địa phương trong cả nước, nhất là bệnh virus lùn sọc đen đang có nguy cơ bùng phát. Mình làm nghề nông mà không chủ động kiểm tra phòng trừ thì mất ăn như chơi. Do đó, ngày nào tôi cũng ra thăm đồng để để sớm phát hiện và phòng chống hiệu quả”.

Ông Nguyễn Đình Lộc cùng thôn cho hay: “Nhà có 4 sào ruộng, đến thời điểm này gia đình đã phun thuốc lần 2. Thời gian tới, tôi tiếp tục theo dõi sát diễn biến sinh trưởng của lúa để phát hiện kịp thời dịch bệnh”.

Mặc dù cho đến trung tuần tháng 3, tình hình sâu bệnh với lúa xuân chưa có gì phức tạp lắm, mới có trên 158 ha bị nhiễm sâu bệnh với mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nhiều nhà chuyên môn lo ngại vì bệnh virus lùn sọc đen trên lúa đang đe dọa các tỉnh phía Bắc sẽ gây ảnh hưởng lớn cho sản xuất.

Đặc biệt, vụ mùa vừa qua, đã xuất hiện rải rác trên cây ngô ở huyện Lục Yên, thành phố Yên Bái... gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Bà Hoàng Yến - Phó trưởng phòng Kỹ thuật, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: Bệnh lùn sọc đen do virút gây ra, là loại bệnh rất nguy hiểm cho cây trồng, nhất là đối với cây lúa, vì tốc độ lây lan nhanh, mức độ gây hại nặng và chưa có thuốc phòng trừ.

Cây lúa bị bệnh sẽ phát triển kém, phần lớn diện tích nhiễm bệnh sẽ không trổ bông, năng suất bị giảm nghiêm trọng hoặc mất trắng. Bệnh lây lan do một số loài rầy là môi giới truyền bệnh, trong đó,  rầy lưng trắng, rầy nâu là trung gian truyền bệnh lùn sọc đen.

 

Tính đến trung tuần tháng 3, cả nước đã có 15 tỉnh (tính từ Quảng Nam trở ra) có lúa mang các biểu hiện của bệnh lùn sọc đen với diện tích gần 13.000ha, trong đó có trên 500ha lúa bị nhiễm bệnh trên 20% diện tích và hơn 12.000 ha bị bệnh dưới 5%.

Ngày 15/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có quyết định sẽ tiêu huỷ những diện tích lúa nhiễm bệnh lùn sọc đen trên 30%.

Cán bộ kỹ thuật Chi cục Bảo vệ thực vật kiểm tra sâu bệnh trên đồng ruộng tại xã Tuy Lộc (T.p Yên Bái).

Để phòng trừ loại bệnh đặc biệt nguy hiểm này, ngay từ đầu vụ lúa xuân, Chi cục Bảo vệ thực vật đã vận động bà con sử dụng giống lúa kháng rầy; vệ sinh đồng ruộng; bảo vệ mạ bằng việc che nylon; thường xuyên dự báo thời kỳ rầy cao điểm phát sinh để bà con chủ động tránh, đồng thời có biện pháp trừ rầy kịp thời.

Bên cạnh đó, Chi cục Bảo vệ thực vật đã mở các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác bảo vệ thực vật trên địa bàn các huyện về kỹ thuật phòng trừ và cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả; chỉ đạo các trạm bảo vệ thực vật thực hiện các biện pháp cấp bách ngăn chặn dịch bệnh một cách kịp thời.

Trước mắt, Chi cục cử cán bộ kỹ thuật giám sát chặt chẽ các triệu trứng khi phát hiện lúa bị bệnh lùn sọc đen, phải tiến hành tiêu hủy ngay các cây bị bệnh ngăn chặn lây lan và phát sinh trên diện rộng. Hiện nay, bệnh này chưa có thuốc đặc trị, vì vậy công tác thông tin tuyên truyền để nông dân thấy rõ được sự nguy hiểm cũng như nguy cơ và tác hại của dịch bệnh để chủ động phòng trừ cần được chú trọng.

Chi cục đã phát tờ rơi tới các hộ nông dân,  thường xuyên thông báo tình hình dịch bệnh nói chung và bệnh lùn sọc đen nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Các địa phương khi thấy xuất hiện bệnh trên cây lúa, cần nhanh chóng tiêu diệt mầm bệnh vì đây được coi là biện pháp bắt buộc để không lây lan ra diện rộng. Bên cạnh việc chủ động phòng bệnh lùn sọc đen thì từ nay cho đến cuối tháng 3, bệnh đạo ôn lá sẽ tiếp tục gây hại trên các trà lúa và có khả năng bùng phát trên diện rộng ở tất cả các huyện vùng thấp trong tỉnh.

Ngoài ra, cũng phải chủ động đề phòng rầy nâu, đặc biệt là rầy lưng trắng. Bà con tích cực thăm đồng, phát hiện phòng trừ kịp thời bằng thuốc đặc trị theo phương pháp “4 đúng”.

Văn Thông

Các tin khác
Chi cục Phát triển lâm nghiệp và Ban quản lý rừng phòng hộ Mù Cang Chải xác định diện tích rừng trồng phòng hộ bị cháy tại bản Thào A Chải, xã Nậm Có.

YBĐT - Trong vòng 5 năm trở lại đây, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) năm nào cũng xảy ra cháy rừng. Bí thư Đảng ủy xã khẳng định có người cố ý đốt. Tuy nhiên, các vụ việc không được các ngành chức năng điều tra, xử lý thích đáng và 7.500 ha rừng tự nhiên ở Nậm Có vẫn đang bị đe doạ hàng ngày.

Hôm 24/3, VinaPhone đã chính thức công bố giá bán máy iPhone 3G và iPhone 3GS, kèm theo các thông tin chi tiết về các gói cước đặt biệt ưu đãi chưa từng có dành riêng cho thuê bao iPhone.

Vàng thế giới trong phiên giao dịch New York tối qua có những bước tăng, giảm khá mạnh. Phiên châu Á sáng nay vàng tiếp tục duy trì ở mức 1.102,20 USD/ounce. Thị trường vàng trong nước hôm nay có mức giảm sâu hơn so với những ngày trước đó.

YBĐT - Nhu cầu sử dụng rau xanh trong bữa ăn hàng ngày không thể thiếu đối với các gia đình và nhu cầu sử dụng rau xanh ngày càng lớn. Tuy vậy, với tiềm năng đất đai lớn, nhưng cho đến nay tại các khu vực thành phố, thị xã, nguồn rau xanh cung không đủ cầu và vẫn phải dùng rau của các tỉnh khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục