Tuyên truyền tốt - chìa khóa thành công

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/12/2014 | 2:54:42 PM

YBDDT - Những năm 2010 trở về trước, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) của xã Tân Lập (huyện Lục Yên) còn gặp nhiều khó khăn: tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ bị các bệnh về phụ khoa khá cao, đặc biệt là tình trạng sinh con thứ 3 vẫn diễn ra phổ biến đã ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển chung của địa phương.

Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm thời gian tham gia phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: Phụ nữ Tày huyện Lục Yên chăm sóc ngô vụ đông. (Ảnh: Thanh Miền)
Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm thời gian tham gia phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: Phụ nữ Tày huyện Lục Yên chăm sóc ngô vụ đông. (Ảnh: Thanh Miền)

Anh Nguyễn Đình Cư - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Tân Lập cho biết: “Tình trạng sinh con thứ 3 trở lên diễn ra phổ biến là do nhận thức của đồng bào nơi đây hạn chế, phong tục, tập quán lạc hậu, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn... Song, từ năm 2011 trở lại đây, nhờ sự chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền; sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể và sự nỗ lực của cán bộ y tế từ Trạm đến các thôn bản, công tác dân số ở xã đã dần có sự chuyển biến, tỷ lệ sinh con thứ 3 đã giảm rõ rệt”.

Tân Lập có gần 4.200 khẩu, trên 800 hộ, tập trung chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày và Dao, cư trú tại 11 thôn, bản. Xác định công tác dân số là nhiệm vụ quan trọng, Trạm Y tế xã đã chủ động tham mưu cho UBND xã thành lập Ban chỉ đạo dân số do đồng chí Phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Đội ngũ nhân viên y tế, dân số thôn bản đẩy mạnh  tuyên truyền thực hiện tốt Pháp lệnh Dân số, nghị định của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số; tổ chức các buổi tuyên truyền đến các nhóm đối tượng, lồng ghép các buổi họp của thôn, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, cung cấp đầy đủ nội dung, kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ, chăm sóc bà mẹ trẻ em…

Chị Tăng Thị Thiệp - cán bộ chuyên trách DS - KHHGĐ xã cho biết: “Tuyên truyền để đồng bào không sinh con thứ 3 rất khó khăn, đòi hỏi phải có cách thức và phương pháp tuyên truyền khéo. Việc cán bộ chuyên trách hay cộng tác viên dân số theo dõi các thôn, bản đến hộ gia đình tuyên truyền cho chị em bị gia đình xua đuổi hoặc không tiếp chuyện là bình thường nhưng nếu nỗ lực, luôn thông cảm với suy nghĩ của họ, từng bước tuyên truyền khéo léo sẽ đạt hiệu quả cao. Chúng tôi đã làm được điều này nhưng cũng phải có một quá trình”.

Cách thức chị Thiệp chia sẻ nghe đơn giản mà hiệu quả. Với đồng bào vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, muốn làm tốt công tác này thì trước tiên phải xuống tận hộ gia đình, tìm hiểu hoàn cảnh kinh tế, dần dà hỏi han cuộc sống, kèm theo những câu chuyên vui dễ hiểu, dễ gần. Khi người dân đã sẵn sàng cũng là lúc kinh nghiệm của các chị được phát huy: nào thì khó khăn do sinh đẻ nhiều, rồi sức khỏe của người vợ, nào thì sức khỏe các cháu, lao động gia đình ảnh hưởng…

Mỗi câu chuyện, tình huống đều có dẫn chứng sinh động, cụ thể để chị em hiểu và dễ dàng tiếp nhận. Cách tuyên truyền đó thực sự phát huy hiệu quả, người dân đã tin tưởng và làm theo. Không chỉ dừng lại trong khuôn khổ gia đình, các cán bộ y tế xã và nhân viên y tế, dân số thôn, bản nơi đây còn đến tận các thửa ruộng, đồi, nương nơi chị em lao động cùng giúp họ và tiếp tục đưa các thông điệp về giáo dục sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình…

Kết quả đã khẳng định không việc gì là không thể nếu thực hiện đúng cách thức, phương pháp. Với 1.519 phụ nữ độ tuổi 15 - 49, trong đó có chồng là 869 chị thực hiện KHHGĐ; tình trạng sinh con thứ 3 trở lên đã giảm rõ rệt. Nếu như trước những năm 2010, sinh con thứ 3 luôn cao, có khi là 10, 15, thậm chí là 20 trường hợp/năm thì năm 2012 giảm xuống còn 6 trường hợp, năm 2013 xuống còn 4 trường hợp, năm 2014 nhích hơn là 8 ca… Số vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại cũng tăng lên. Từ đầu năm 2014 đến nay đã có 77 ca đặt vòng, 1 ca đình sản, 26 ca sử dụng thuốc tránh thai, 4 cặp sử dụng bao cao su. Phụ nữ bị các bệnh về phụ khoa, trẻ em suy dinh dưỡng cũng đã chủ động đến Trạm Y tế xã để khám, điều trị, cân nặng và uống vitamin…

Vẫn theo Trạm trưởng Trạm Y tế Nguyễn Đình Cư: “Năm 2014, sinh con thứ 3 trở lên có chiều hướng gia tăng là do một số hộ gia đình điều kiện kinh tế khá giả, lại sinh con một bề nên mong muốn sinh thêm. Cán bộ xã cùng với cán bộ Trạm, nhân viên y tế, dân số thôn, bản phối hợp với các chi bộ, trưởng các thôn, bản xuống gia đình vận động nhưng họ vẫn cố tình và bằng mọi cách để sinh thêm. Đây cũng là vấn đề khó khăn và sẽ tiếp tục được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm khắc phục trong thời gian tới”.

An Nguyên

Các tin khác
Đền Mẫu Âu Cơ thu hút hàng vạn du khách mỗi năm tới tham quan, chiêm bái. (Ảnh: Văn Thông)

YBĐT - Về Hiền Lương (Hạ Hòa, Phú Thọ) là về với mẹ Âu Cơ. Tôi hòa vào dòng người bất tận về với nguồn cội, thắp nén hương thơm bày tỏ lòng thành kính với tổ Mẫu - Người sinh ra dòng dõi Tiên - Rồng, có công lao “khơi sông Thao, bồi núi Nả, xây đắp nên non vàng, bể Bắc như hoa thêu, như gấm dệt” và cũng là để được tận mắt chiêm ngưỡng vùng đất sinh ra từ huyền thoại Âu Cơ. Về đây, tôi lại miên man nghĩ đến Chiến khu Vần - Hiền Lương và cả những người ở Đội du kích Âu Cơ.

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện trao đổi ý kiến với cử tri xã Nghĩa Sơn.

YBĐT - Những năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) huyện Văn Chấn bằng những chương trình hành động cụ thể đã xây dựng vững chắc khối đoàn kết các dân tộc thông qua cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", "Ngày vì người nghèo", "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.

Hôm nay 11/12, thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, kỳ thi THPT quốc gia 2015 dự kiến có khoảng 34 cụm thi. Hiện, Bộ đã làm việc với các trường đại học dự kiến giao chủ trì cụm thi liên tỉnh, với các Sở GD-ĐT để khảo sát thực trạng về nguồn lực và các điều kiện cho việc tổ chức cụm thi liên tỉnh tại các địa phương này.

Phòng học kiên cố hóa tạo thuận lợi cho thầy và trò Trường THPT Cảm Nhân (Yên Bình) nâng cao chất lượng dạy và học.

YBĐT - Tuy không phải là huyện vùng cao nhưng Yên Bình cũng gặp nhiều khó khăn trong bố trí mặt bằng xây dựng, mở rộng trường, lớp học, nhất là ở các xã vùng đông hồ Thác Bà, dọc quốc lộ 70...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục