Trường Tiểu học và THCS Kim Nọi Nâng cao chất lượng giáo dục
- Cập nhật: Thứ năm, 11/12/2014 | 2:59:41 PM
YBĐT - Với Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Kim Nọi (Mù Cang Chải), chính sách hỗ trợ giáo dục vùng cao của Nhà nước vừa là điểm tựa, vừa là “cú huých” để thu hút học sinh ra lớp.
Tổ nuôi dưỡng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lao Chải (Mù Cang Chải) phục vụ học sinh bán trú bảo đảm chất lượng bữa ăn đúng quy định.
|
Năm học 2014 - 2015, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Kim Nọi (Mù Cang Chải) có 16 lớp học, 302 học sinh. Trong đó, tiểu học 12 lớp, 223 học sinh; trung học cơ sở 4 lớp, 79 học sinh. Để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, công tác chỉ đạo chuyên môn được Ban Giám hiệu nhà trường chú trọng.
Theo cô giáo Phạm Thị Thủy - Hiệu trưởng nhà trường, đó là kết quả có được sau những nỗ lực không ngừng của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, công sức của cán bộ, giáo viên nhà trường trong việc tuyên truyền, vận động, duy trì học sinh ra lớp, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương 100% đồng bào dân tộc Mông, kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Với Kim Nọi, chính sách hỗ trợ giáo dục vùng cao của Nhà nước vừa là điểm tựa, vừa là “cú huých” để thu hút học sinh ra lớp. Nhà trường đã cùng UBND xã làm tốt công tác xét tuyển, bảo đảm đúng đối tượng; nuôi dưỡng học sinh, quyết toán chế độ đúng quy định. Khu nhà bán trú học sinh đã được đầu tư xây dựng với 3 phòng ở học sinh, 1 bếp nấu, 1 nhà tắm - vệ sinh với tổng giá trị 2,4 tỷ đồng.
Năm học 2013 - 2014, nhà trường đã lập hồ sơ và chi trả hỗ trợ học tập theo quy định của Nhà nước 11 triệu 940 ngàn đồng, hỗ trợ cấp bù học phí và đóng học phí đầy đủ, bảo đảm chế độ cho 72 học sinh bán trú, chi trả hỗ trợ 460.000 đồng/tháng cho mỗi học sinh trong 9 tháng học theo quy định. Để huy động học sinh ra lớp, nhà trường đã chú trọng xây dựng, thực hiện kế hoạch duy trì công tác chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở ngay từ đầu năm. Cán bộ, giáo viên nhà trường đã tới từng hộ, từng thôn bản nắm bắt số trẻ trong độ tuổi; nắm bắt tình hình gắn với vận động gia đình, động viên học sinh ra lớp, đi học đầy đủ.
Tại 4 cơ sở giáo dục ở nhà trường, năm học 2013 - 2014 đã duy trì 12 lớp, 205 học sinh, tăng 23 học sinh so với năm học trước, không còn tình trạng học sinh bỏ học cuối kỳ. Để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, công tác chỉ đạo chuyên môn được Ban Giám hiệu nhà trường chú trọng.
Đối với giáo dục tiểu học, các lớp dạy học một buổi/ngày thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, kế hoạch dạy học bảo đảm thời lượng tối đa 5 buổi/tuần; tích hợp nội dung giáo dục âm nhạc, mỹ thuật, thủ công phù hợp với thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường. Các lớp dạy hai buổi/ngày bảo đảm không dạy quá 7tiết/ngày; sử dụng biện pháp giãn thời gian dạy tiếng Việt lớp 1 từ 350 tiết thành 504 tiết đến hết tuần 22. Nhà trường chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục thứ hai, thành lập các câu lạc bộ học sinh năng khiếu, tập trung ôn tập kiến thức của buổi một và tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ, xây dựng môi trường giao tiếp nhằm củng cố kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh, đồng thời cũng là biện pháp duy trì số lượng, bảo đảm tỷ lệ chuyên cần, chống bỏ học.
Với giáo dục trung học cơ sở, Ban Giám hiệu chỉ đạo thực hiện khung phân phối chương trình, thực hiện nhiều hoạt động giáo dục tích hợp, chú trọng giáo dục địa phương. Nhà trường đã chỉ đạo thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá, thực hiện đánh giá bằng nhận xét đối với môn Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục. Môn Giáo dục công dân kết hợp giữa đánh giá bằng điểm với việc theo dõi sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh.
Kết quả đem lại từ những nỗ lực đó là chất lượng giáo dục đã nâng lên một bước. Học sinh ở các khối lớp đã được đánh giá đúng thực chất hơn, không còn tình trạng học sinh không biết đọc, biết viết. Năm học 2013 - 2014, xếp loại học lực giáo dục tiểu học đạt 100%, trong đó tỷ lệ khá giỏi trên 30%, loại khá trên 65%, học sinh yếu chỉ còn 4,4%. Giáo dục trung học cơ sở, học sinh học lực khá chiếm 16%, trung bình 84%, không còn học sinh học lực yếu, nhà trường đã được công nhận và giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở.
Phát huy những kết quả đạt được, năm học 2014 - 2015, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Kim Nọi tập trung duy trì và giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở; tiếp tục huy động và duy trì số lượng học sinh theo chỉ tiêu kế hoạch giao; tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, phấn đấu tỷ lệ học sinh được chuyển lớp, chuyển cấp đạt 100%, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
Q.K
Các tin khác
YBĐT - Thông tư số 30 của Bộ Giáo dục - Đào tạo chính thức có hiệu lực từ ngày 15/10/2014, đã tạo ra “luồng khí” mới đối với học sinh tiểu học, thầy cô giáo và các bậc phụ huynh. Đặc biệt, chỉ thị về việc bỏ các kỳ thi học sinh giỏi hy vọng sẽ mang lại hiệu quả nhiều mặt trong giáo dục tiểu học.
YBDDT - Những năm 2010 trở về trước, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) của xã Tân Lập (huyện Lục Yên) còn gặp nhiều khó khăn: tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ bị các bệnh về phụ khoa khá cao, đặc biệt là tình trạng sinh con thứ 3 vẫn diễn ra phổ biến đã ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển chung của địa phương.
YBĐT - Về Hiền Lương (Hạ Hòa, Phú Thọ) là về với mẹ Âu Cơ. Tôi hòa vào dòng người bất tận về với nguồn cội, thắp nén hương thơm bày tỏ lòng thành kính với tổ Mẫu - Người sinh ra dòng dõi Tiên - Rồng, có công lao “khơi sông Thao, bồi núi Nả, xây đắp nên non vàng, bể Bắc như hoa thêu, như gấm dệt” và cũng là để được tận mắt chiêm ngưỡng vùng đất sinh ra từ huyền thoại Âu Cơ. Về đây, tôi lại miên man nghĩ đến Chiến khu Vần - Hiền Lương và cả những người ở Đội du kích Âu Cơ.
YBĐT - Những năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) huyện Văn Chấn bằng những chương trình hành động cụ thể đã xây dựng vững chắc khối đoàn kết các dân tộc thông qua cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", "Ngày vì người nghèo", "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.