Ăn chung một tết, thêm nhiều niềm vui

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/12/2014 | 1:11:10 PM

YBĐT - Với mục đích tạo sự đoàn kết, thống nhất trong cộng đồng các dân tộc, năm 2012, tỉnh Yên Bái có chủ trương vận động đồng bào Mông ăn chung một tết Nguyên đán. Với nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc vận động, hưởng ứng chủ trương của tỉnh, bước sang năm thứ 3 đón chung một tết, xã Bản Mù (Trạm Tấu) đã vui hơn với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo vượt trội.

Năm nay là năm thứ 3, đồng bào Mông trên địa bàn tỉnh Yên Bái sẽ vui đón chung tết Nguyên đán.
Năm nay là năm thứ 3, đồng bào Mông trên địa bàn tỉnh Yên Bái sẽ vui đón chung tết Nguyên đán.

Cũng như nhiều xã của huyện Trạm Tấu, nhiều năm trước, vào thời điểm này là người dân nơi đây đã nô nức xuống chợ sắm sửa để đón tết, trụ sở UBND xã vắng tanh, ruộng đồng bỏ không, lớp học nhiều ghế trống. Dưới những nếp nhà của đồng bào Mông, lửa đã bập bùng đỏ cả ngày, Nhưng bây giờ đã khác, người Mông trong xã không gọi là "tết của người Mông" nữa mà năm nay, đồng bào háo hức đón tết Nguyên đán chung của dân tộc Việt Nam.

Dẫn chúng tôi tới thôn Mông Xi, Chủ tịch UBND xã Sùng A Lù cho biết: "Đây là một trong những thôn khó khăn nhất của xã, có gần 100 hộ thì tới 60 hộ thuộc diện nghèo. Năm đầu triển khai chủ trương ăn chung một tết rất vất vả nhưng "mưa dầm thấm lâu", người dân cũng hiểu ra và ưng cái bụng lắm. Năm đầu tiên đón chung một tết, dân bản được cán bộ tỉnh, huyện đến thăm và tặng quà, được uống rượu, vui với cán bộ của tỉnh, của huyện. Suốt 3 ngày tết, cả bản tưng bừng mở hội, vui hơn rất nhiều".

Vui hơn cả có lẽ vẫn là Trưởng bản Mùa A Tồng bởi vì khi nhận chủ trương của xã, ông sợ mình không hoàn thành trọng trách. Vậy mà cái tết đầu tiên rồi cái tết thứ 2 qua đi đều vui vẻ, an toàn nên người dân rất phấn khởi. Năm nay, cả thôn chưa có hộ nào có ý định ăn tết riêng nên công tác tuyên truyền, vận động không còn gặp trở ngại. Việc đón chung một tết đã tạo điều kiện cho người dân yên tâm phát triển kinh tế. Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ kịp thời của Nhà nước và sự vận động, tuyên truyền của huyện, của xã nên tình hình trong thôn bây giờ ổn định. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm rõ rệt, năm nay người dân phấn đấu gieo cấy hết 50ha lúa xuân để kịp thời đón tết Nguyên đán.

Cũng như những người dân ở bản Mông Xi, hơn 100 hộ giáo dân ở thôn Giàng La Pán háo hức chờ đợi những niềm vui trong mùa xuân mới. Trưởng thôn Vàng Cháy Phử tâm sự: "Lúc đầu vận động, nhiều bà con mình cũng có ý kiến này, ý kiến khác. Nào là tết đã thành truyền thống, không ăn tết Mông thì tổ tiên không được thờ cúng... Nhưng sau năm đầu tiên đón chung một tết, được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ gạo, tiền, quà, người dân vui lắm! Trước đây, đón tết riêng của đồng bào, khi đến tết Nguyên đán lại chả được vui cùng, người Kinh thì nghỉ tết còn mình lại xuống đồng, lên nương, thiệt thòi nhiều lắm! Năm nay, chắc chắn nhiều hộ không phải vận động nữa vì thích ăn chung một tết Nguyên đán với đồng bào cả nước".

Để đón cái tết chung của năm thứ 3 này, theo chỉ đạo của xã, thôn đã vận động nhân dân tập trung làm mạ, phấn đấu gieo cấy xong diện tích lúa nước trước tết Nguyên đán để vui xuân được lâu hơn. Vui hơn nữa có lẽ vẫn là các thầy, cô giáo của các trường học đóng trên địa bàn xã bởi chủ trương ăn chung một tết đã giúp cho việc học tập không bị gián đoạn.

Thầy giáo Vũ Ngọc Minh - Hiệu trưởng Trường TH & THCS Bản Mù cho biết: "Những năm trước, chuẩn bị đón tết Mông, học sinh đều nghỉ học, một vài giáo viên người Mông cũng nghỉ dạy. Nghỉ xong tết Mông lại đến tết Nguyên đán, vậy là học sinh bị gián đoạn việc học tập cả tháng trời, không cho nghỉ cũng không được vì đây là tết của đồng bào. Học sinh nghỉ thì nhà trường cũng phải nghỉ. Qua tết, giáo viên nhà trường phải xây dựng kế hoạch dạy ngày, dạy đêm để kịp chương trình, vừa vất vả cho giáo viên và học sinh mà chất lượng lại không bảo đảm. Từ khi người dân đồng lòng hưởng ứng chủ trương của tỉnh, giáo viên cũng nhàn hơn rất nhiều. Tỷ lệ học sinh ra lớp từ hệ mầm non đến trung học cơ sở đến thời điểm này vẫn ổn định và duy trì đều đặn sĩ số".

Có thể nói, sau 3 năm thực hiện chủ trương của tỉnh về việc vận động đồng bào Mông ăn chung một tết, Bản Mù đã có bước đột phá lớn trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân. Nếu như năm 2005, toàn xã mới có 80ha lúa xuân, 126ha lúa mùa, năng suất xấp xỉ 40 tạ/ha thì đến nay đã có trên 160ha lúa xuân, 270ha lúa mùa, năng suất đạt trên 44 tạ/ha. Bà con đã mở rộng diện tích ngô hai vụ từ 186ha lên 190ha. Năm 2013, tổng sản lượng lương thực có hạt của xã đạt trên 2.400 tấn, lương thực bình quân đạt 498kg/người, tăng 112kg/người so với đầu nhiệm kỳ này, từng bước bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ. Ngoài ra, diện tích gieo trồng các loại cây màu và nuôi trồng thủy sản của địa phương cũng cho năng suất cao. 

Thanh Tân

Các tin khác
Chị Hoàng Thị Dung (giữa) tuyên truyền, vận động chị em thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại.

YBĐT - Nà Tạng là thôn vùng sâu, vùng xa của xã Minh Xuân (Lục Yên), có 117 hộ dân với trên 400 khẩu, gồm các dân tộc: Kinh, Tày, Dao, Thái, Nùng… cùng chung sống. Cuộc sống của người dân Nà Tạng trước đây còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Chủ đề của ngày Dân số Việt Nam năm nay là “Duy trì mức sinh thấp hợp lý - vì sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”.

YBĐT - Ngày 25/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Báo cáo viên tháng 12/2014 nhằm triển khai chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2015. Đồng chí Hà Đức Hoan - Thường vụ Tỉnh ủy dự và chủ trì Hội nghị (ảnh).

Ra mắt Ban chấp hành Hội KHHGĐ tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2014 - 2019.

YBĐT - Ngày 25/12, Hội kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh đã tiến hành Đại hội đại biểu Hội KHHGĐ tỉnh Yên Bái lần thứ III, nhiệm kỳ 2014 - 2019.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục