Đẩy mạnh truyền thông chuyển đổi hành vi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/1/2016 | 3:31:35 PM

YBĐT - Truyền thông là hoạt động quan trọng trong công tác dân số đã được đẩy mạnh thực hiện, trong đó, việc phối hợp liên ngành góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông.

Một buổi ngoại khóa truyền thông CSSKSS vị thành niên của Trung tâm DS/KHHGĐ thành phố Yên Bái cho học sinh Trường THCS Yên Thịnh.
Một buổi ngoại khóa truyền thông CSSKSS vị thành niên của Trung tâm DS/KHHGĐ thành phố Yên Bái cho học sinh Trường THCS Yên Thịnh.

Giai đoạn 2011 - 2015, ngành dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS/KHHGĐ) tỉnh đã tăng cường phối hợp với 17 ban, ngành của tỉnh tuyên truyền chính sách DS/KHHGĐ-chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) đến các nhóm đối tượng: cán bộ, người có uy tín trong cộng đồng, nhóm cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên, thanh niên, nam giới tại các hội nghị đánh giá giữa nhiệm kỳ, lớp tập huấn, sơ kết, tổng kết năm với hàng nghìn lượt người tham gia. Đồng thời, phối hợp lồng ghép tuyên truyền về công tác DS/KHHGĐ trong các đợt kiểm tra thực hiện nghị quyết, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề... với gần 140.600 lượt người tham gia; tổ chức 600 lượt chiếu phim với hơn 50.000 lượt người tham gia.

Đặc biệt, ngành dân số tỉnh còn phối hợp với Trường Chính trị tỉnh lồng ghép đưa nội dung chính sách DS/KHHGĐ, thông tin về công tác DS/KHHGĐ của tỉnh vào 34 lớp với tổng số 2.890 học viên là cán bộ xã, phường, thị trấn, bí thư chi bộ thôn bản, cán bộ các sở, ban, ngành, UBND các huyện và các đơn vị sự nghiệp trong tỉnh tham gia học các lớp bồi dưỡng kiến thức xây dựng Đảng, quản lý nhà nước và vận động quần chúng, trung cấp lý luận chính trị - hành chính.

Cùng với hoạt động phối hợp liên ngành, hoạt động truyền thông chuyển đổi hành vi tại cộng đồng được đặc biệt chú trọng thực hiện. Một trong những hoạt động quan trọng trong truyền thông chuyển đổi hành vi tại cộng đồng là tuyên truyền trong các chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đến vùng khó khăn. Mỗi xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh được thực hiện 1 - 2 đợt chiến dịch/năm, cung cấp thông tin và dịch vụ KHHGĐ thuận lợi hơn cho vùng khó khăn, góp phần thực hiện trên 50% chỉ tiêu kế hoạch DS/KHHGĐ mỗi năm.

Ngoài ra, các hoạt động tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã, phường, mít tinh, nói chuyện chuyên đề, văn nghệ, trình chiếu video... được thực hiện thường xuyên, liên tục, tác động tới hàng nghìn lượt đối tượng trên phạm vi toàn tỉnh trong thực hiện KHHGĐ, CSSKSS. Hoạt động truyền thông nhóm, truyền thông trực tiếp tại hộ, tư vấn cá nhân cũng đã tuyên truyền, tư vấn  cho hơn 170 nghìn lượt người. Ngành dân số còn thí điểm mô hình đưa giáo dục dân số vào hoạt động sinh hoạt ngoại khóa ở một số trường trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Giai đoạn 2011 - 2015, đã tổ chức tại 65 lượt trường học với trên 21.600 lượt học sinh tham gia, trong đó có 2.200 học sinh là người dân tộc thiểu số. Cùng với đó là thực hiện các mô hình đưa chính sách DS/KHHGĐ vào hương ước, quy ước của thôn, bản; mô hình xã, phường không có người sinh con thứ 3 trở lên…

Để hoạt động truyền thông thêm hiệu quả, ngành dân số tỉnh còn tăng cường cung cấp tài liệu, trang thiết bị truyền thông cho cơ sở như: cung cấp trang thiết bị truyền thông cho xã; xây dựng và nhân bản tờ rơi, băng catset về chính sách DS/KHHGĐ bằng 4 thứ tiếng: Kinh, Mông, Dao, Thái cấp cho cơ sở; biên dịch lồng tiếng dân tộc vào 12 chương trình phim và in sao phát hành cho các xã vùng cao làm tài liệu tuyên truyền; cấp phát trên 20.600 cuốn sách, trên 168.400 tờ rơi các loại.

Qua hoạt động truyền thông, hầu hết cấp ủy Đảng, chính quyền đã có nhận thức đầy đủ, rõ ràng, toàn diện hơn về chính sách DS/KHHGĐ và tính chất quan trọng, khó khăn, lâu dài, phức tạp của công tác DS/KHHGĐ, đã tăng cường chỉ đạo, phối hợp và đầu tư nguồn lực cho công tác này. Đa số các cán bộ, đảng viên có ý thức phát huy vai trò gương mẫu đi đầu thực hiện, đồng thời tuyên truyền, vận động gia đình và quần chúng nhân dân thực hiện chính sách DS/KHHGĐ.

Đến nay, đa số người dân đã hiểu và thấy được tác hại của việc gia tăng dân số, mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống và chấp nhận quy mô gia đình ít con. Một số vấn đề mới, vấn đề nóng của dân số như tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, sinh con thứ 3 trở lên, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, bạo lực gia đình… đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, toàn xã hội và bước đầu đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực.

Hoạt động truyền thông đã góp phần quan trọng vào kết quả cụ thể đạt được của Chương trình mục tiêu quốc gia về DS/KHHGĐ giai đoạn 2011 -2015 trên địa bàn tỉnh, như: tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên được duy trì dưới 10%, mức giảm sinh hàng năm đạt 0,3%o - đã đạt và duy trì được mức sinh thay thế; hạn chế và bước đầu kiểm soát được tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn toàn tỉnh; nâng cao chất lượng dân số…

Hạnh Quyên

Các tin khác
Toàn tỉnh có trên 100 doanh nghiệp thực hiện giao dịch hồ sơ đóng BHXH, BHYT, BHTN qua mạng Internet.
Trong ảnh: Cán bộ BHXH thành phố Yên Bái hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện giao dịch qua mạng Internet.

YBĐT - Đến hết năm 2015, toàn tỉnh có trên 99,5% đối tượng tham gia được cấp thẻ bảo hiểm y tế và 99,9% số người lao động được cấp sổ bỏa hiểm xã hội.

Công nhân Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn kiểm tra thiết bị phòng cháy chữa cháy.

YBĐT - Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái hiện quản lý 39.282 đoàn viên công đoàn ở 1.128 công đoàn cơ sở.

Các đơn vị của VNPT nhận cờ thi đua của Bộ Thông tin - Truyền thông và của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông.

YBĐT - Hoạt động theo mô hình sản xuất mới, sản xuất kinh doanh chịu sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường, song với mục tiêu duy trì phong trào và hoạt động công đoàn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đảm bảo và nâng cao đời sống cán bộ, công nhân viên lao động (CBCNVLĐ), Công đoàn Viễn thông (VNPT) Yên Bái đã phối hợp với chuyên môn đẩy mạnh các phong trào thi đua, thực hiện thắng lợi mục tiêu sản xuất, kinh doanh của VNPT trong năm 2015.

YBĐT -Năm 2015, Tân Đồng là một trong 3 xã đầu tiên của huyện Trấn Yên đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới (NTM).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục