Văn Yên: Một người tử vong do ngộ độc thịt cóc 

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/8/2016 | 3:02:11 PM

YênBái -

YBĐT - Một vụ ngộ độc thương tâm do ăn thịt cóc vừa xảy ra trong một gia đình tại thôn Phát, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên làm một người tử vong, hai người nguy hiểm đến tính mạng.

Theo thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Văn Yên, vào khoảng 1 giờ 30 phút ngày 09/8/2016, Khoa Hồi sức cấp cứu - Nhi đã tiếp nhận và cấp cứu cho chị Lò Thị Xính, 52 tuổi và cháu Phạm Anh Tú, 7 tuổi ở thôn Phát, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, đau bụng âm ỉ vùng thượng vị, tiêu chảy phân lỏng và nôn liên tục. Qua chẩn đoán, các bác sỹ đã xác định bệnh nhân bị ngộ độc do ăn thịt cóc. Trước đó, bố của cháu Tú là anh Phạm Văn Tuân, 44 tuổi đã tử vong trên đường đưa đi cấp cứu tại Trạm Y tế xã Châu Quế Hạ.

Theo lời kể của chị Xính, vào khoảng 22 giờ tối ngày 8/8, anh Tuân, chị Xính và bé Tú đi bắt ngóe và cóc về chế biến và cùng ăn tối. Đến 23 giờ đêm, cả nhà cùng ăn cơm với món thịt ngóe và cóc do anh Tuân chế biến.

Sau bữa ăn chừng 10 phút, anh Tuân có dấu hiệu mệt lả, nôn và tiêu chảy phân lỏng liên tục Tiếp sau đó đến chị Xính và bé Tú cũng có triệu chứng tương tự. Gia đình nghĩ ngay đến ngộ độc thịt cóc và được người nhà đưa đến Trạm Y tế xã Châu Quế Hạ. Tuy nhiên, do ngộ độc quá nặng nên anh Tuân đã tử vong trên đường đưa đến Trạm Y tế.

Chị Xính và cháu Tú được người dân khẩn trương đưa về Trung tâm Y tế Văn Yên cấp cứu. Tại đây, hai mẹ con chị Xính  đã được các y bác sĩ tiến hành rửa dạ dày và điều trị thải độc tích cực nên đã qua cơn nguy kịch. Đến chiều ngày 9/8, sức khỏe của chị Xính và bé Tú có tiến triển tốt và dần ổn định. 

Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và các ngành đoàn thể xã Châu Quế Hạ đã phối hợp với thôn Phát lo mai táng cho  nạn nhân tử vong. Ban giám đốc Trung tâm Y tế Văn Yên cũng đã trích Quỹ tình thương do cán bộ, viên chức của Trung tâm đóng góp, hỗ trợ hai mẹ con chị Xính số tiền 500.000 đồng.
 
Vụ ngộ độc thịt cóc thương tâm một lần nữa là bài học cảnh báo đối với người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa. Người dân không nên ăn thịt cóc hay sử dụng để làm thuốc vì khi chế biến dễ dẫn đến bị ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong như trường hợp đã nêu.

Hồng Vân - Thùy An (Đài TT – TH Văn Yên)

Các tin khác
Di chứng nặng nề do chất độc da cam để lại đến thế hệ thứ hai ở gia đình ông Nguyễn Công Tứ, thôn 5, xã Hòa Cuông (Trấn Yên).

YBĐT - Toàn huyện có 216 người bị nhiễm chất độc da cam (CĐDC), trong đó có 139 người trực tiếp tham gia kháng chiến (138 người tham gia quân đội, 1 cựu thanh niên xung phong) và 77 trường hợp là con đẻ của nạn nhân CĐDC.

Bà Loan giới thiệu mô hình chăn nuôi lợn nái của gia đình.

YBĐT - Dù là nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp nhiễm chất độc hóa học, nhưng thông điệp mà họ mang tới cho cuộc sống này “đơn giản vì tôi còn sống” để viết tiếp “bản hùng ca chim Lạc” sau chiến tranh.

YBĐT - “Không manh động, liều lĩnh, nguy hiểm như tội phạm hình sự hay tội phạm ma túy song tội phạm kinh tế hầu hết là những đối tượng có trình độ, có quan hệ xã hội và có cả khả năng về kinh tế. Vì vậy, đấu tranh với loại tội phạm này thường được xem như những cuộc đấu trí về bản lĩnh, trí tuệ của các cán bộ chiến sĩ” - Thượng tá Đào Văn Bình - Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng, Công an tỉnh chia sẻ.

Thí sinh có điểm thi ba môn dưới ngưỡng Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD- ĐT) quy định (điểm sàn) vẫn có thể đăng ký xét tuyển bằng học bạ đối với những trường tuyển sinh bằng đề án riêng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục