Sẽ xếp hạng đại học Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/9/2016 | 8:53:10 AM

Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu các trường đại học, cao đẳng phải áp dụng tiêu chuẩn xếp hạng theo chuẩn quốc tế để phân định rõ các trường tốp trên, tốp dưới.

Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017, nhiều ý kiến đề nghị tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục đại học để thu hút sinh viên, cạnh tranh với các trường đại học trong khu vực, đặc biệt là hệ thống giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị cũng nhận định, giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chất lượng hạn chế, chưa gắn với nhu cầu xã hội, thị trường lao động; dẫn đến nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc làm đúng chuyên môn, thất nghiệp trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn thiếu lao động, nhất là lao động có chuyên môn cao.

Sẽ xếp hạng Đại học Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế - Ảnh 1.

Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017, nhiều ý kiến đề nghị tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục đại học.

Tại buổi họp báo trước thềm năm học mới 2016-2017, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ một lần nữa khẳng định, trong số các hệ đào tạo từ Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT và đại học thì chất lượng giáo dục Đại học đang là vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay.

Theo đó, để đảm bảo chất lượng các trường đại học, cần phải kiểm định lại chất lượng của tất cả các trường Đại học, Cao đẳng để qua đó thấy được những mặt mạnh, mặt yếu. Đặc biệt, Bộ GD&ĐT sẽ đánh giá chất lượng Đại học thông qua việc xếp hạng theo chuẩn quốc tế. Giải pháp này sẽ giúp Bộ GD&ĐT phân định rõ các trường tốp trên, tốp dưới; tránh tính trạng nhiều trường tự nhận thuộc tốp trên.

Sẽ xếp hạng Đại học Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế - Ảnh 2.

Tại buổi họp báo trước thềm năm học mới 2016-2017, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, chất lượng giáo dục đại học đang là vấn đề đáng lo ngại nhất.

"Bộ GD&ĐT sẽ áp dụng các tiêu chí kiểm định chất lượng của hệ thống giáo dục đại học ASEAN (AUN) cho phù hợp với Việt Nam. Qua đó, các trường Đại học sẽ nhận ra mình đang đứng ở đâu so với chuẩn quốc tế. Có thể, các trường sẽ bị đánh giá thấp hơn, yếu hơn nhưng không thể lạc điệu, không thể đứng ngoài cuộc", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định.

Ngoài ra, tư lệnh ngành giáo dục cũng đặc biệt quan tâm tới khâu đầu ra của các trường. Để nâng cao chất lượng giáo dục Đại học, ngoài đầu vào là kỳ thi tuyển sinh Đại học, công tác giảng dạy, dự báo nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp và phối hợp với các các cơ quan hữu quan như Bộ LĐ-TB&XH, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các doanh nghiệp… để đảm bảo đầu ra đáp ứng đúng yêu cầu của thị trường.

"Cần đổi mới nội dung giáo trình, không chỉ giảng dạy những thứ trường hiện có mà phải bám sát thị trường lao động. Ngoài ra, đã là trường Đại học phải có công trình nghiên cứu. Cùng với đó, Bộ GD&ĐT sẽ lập trung tâm dự báo nghề nghiệp theo yêu cầu thị trường để làm cơ sở tham khảo có các trường đại học có thể chuyển đổi cơ cấu ngành nghề. Thậm chí, nhiều ngành nghề trường có thế mạnh nhưng thị trường không cần nữa phải xem xét lại. Trong khi các ngành nghề thị trường đang có nhu cầu cần phải đầu tư, đẩy mạnh.

Khi hội nhập quốc tế, Bộ GD&ĐT cho phép nhập các chương trình giảng dạy quốc tế, không nhất thiết phải tự biên soạn, đặc biệt là đối với các ngành nghề khối công nghệ", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết thêm.

Trong thời gian tới, cùng với xếp hạng các trường Đại học, Bộ GD&ĐT sẽ đề xuất các trường nên tự chủ, không nhận bao cấp từ Nhà nước, không giao chi phí thường xuyên

"Sẽ không phân định trường công, tư, nước ngoài hay liên doanh. Vì thế, nếu không đảm bảo chất lượng, các trường không thể cạnh tranh", Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.

(Theo VTV)

Các tin khác
Lãnh đạo UBND tỉnh báo cáo kết quả công tác tuyên truyền PCTN của tỉnh với Đoàn khảo sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

YBĐT - Nhằm thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng (PCTN) trên địa bàn, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) về PCTN cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Suối Giàng tích cực tham gia Phong trào “Vườn rau của em”.

YBĐT - Các phong trào thi đua học tập được các liên đội triển khai với nhiều mô hình, câu lạc bộ, đội, nhóm như “Vượt khó học tốt”, “Câu lạc bộ môn học”, “Đôi bạn cùng tiến”, “Học đi đôi với hành”, “Nét đẹp đội viên”…

Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tặng giấy khen cho điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi.  (Ảnh: Hoài Văn)

YBĐT - Đã có rất nhiều bài học quý báu về khởi nghiệp của tuổi trẻ, thành công và sáng tạo được chia sẻ trong diễn đàn “Thanh niên Yên Bái sáng tạo - khởi nghiệp” lần đầu được tổ chức tại tỉnh Yên Bái. Đó là hành trang cho thế hệ trẻ, nhất là những thanh niên chưa có việc làm có thêm hiểu biết, kiến thức để vững tin khởi nghiệp.

YBĐT - Với mục đích đạt được các chỉ tiêu về lĩnh vực dân số, ngay từ đầu năm 2016, thành phố Yên Bái đã chỉ đạo ngành chuyên môn đẩy mạnh các hoạt động vận động, truyền thông nhằm tuyên truyền, cung cấp kiến thức về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục