Yên Bái chủ động ứng phó với thời tiết cực đoan

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/3/2018 | 7:15:38 AM

YBĐT - Một mùa mưa bão nữa lại về. Chỉ những ngày đầu của năm 2018 đã ghi nhận những diễn biến đáng lo ngại do thời tiết cực đoan gây ra. Cụ thể, ngay những tháng đầu năm, tại 6 tỉnh là Lào Cai, Thừa Thiên - Huế, Hà Giang, Sơn La, Nghệ An, Kon Tum đã xảy ra giông lốc, mưa đá gây thiệt hại cho trên 1.500 ngôi nhà và cùng nhiều thiệt hại về hoa màu. 

Thời tiết cực đoan gây lũ quét (tháng 8/2017) làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản của Nhà nước, nhân dân huyện Mù Cang Chải.
Thời tiết cực đoan gây lũ quét (tháng 8/2017) làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản của Nhà nước, nhân dân huyện Mù Cang Chải.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sự biến đổi của khí hậu đã khiến thời tiết trở nên cực đoan. Không theo mùa, giông lốc, mưa đá, lũ ống, lũ quét có thể xảy ra nhiều hơn, ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Những vùng có nguy cơ cao  hàng năm xảy ra từ 90 - 137 trận giông lốc, mưa đá; vùng trung bình có từ 70 - 90 trận; vùng thấp dưới 39 trận.
 
Đáng chú ý, Yên Bái là những địa phương nằm trong vùng nguy cơ cao. Trong thực tế, hàng năm, Yên Bái đều bị thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra, đặc biệt là năm 2017, bão lũ đã gây những hậu quả vô cùng nặng nề.
 
Điển hình nhất là trận lũ thời điểm tháng 8 năm 2017 tại huyện vùng cao Mù Cang Chải. Mưa lũ đã làm 6 người chết, 8 người mất tích và 9 người bị thương; làm 61 nhà bị cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn và bị ảnh hưởng và 60 nhà với 342 nhân khẩu phải di dời; 165 công trình bị hư hại... với tổng thiệt hại trên 540 tỷ đồng.
 
Hay trận lũ lịch sử vào thời điểm tháng 10 tại các huyện thị phía Tây gồm: Trạm Tấu, Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ đã khiến 4 người chết, 11 người mất tích và 7 người bị thương. Bão lũ còn gây thiệt hại 1.108 nhà, trong đó, có 46 nhà bị sập trôi hoàn toàn, 235 nhà phải di dời người và tài sản, 801 nhà bị ngập nước, 26 nhà bị sạt lở taluy cùng nhiều công trình giao thông, thủy lợi... với tổng thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng.

Để giảm nhẹ những thiệt hại do thiên tai gây ra cho người dân trong năm nay, nâng cao nhận thức là hết sức cần thiết. Do vậy, các cấp, các ngành, các địa phương cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi người, mọi nhà, mọi địa phương nhận thức sâu sắc: thiên tai không thể loại trừ mà chỉ có khả năng hạn chế và tìm các biện pháp thích ứng để giảm nhẹ thiệt hại. Vì vậy, mọi người cần nhận diện một cách đầy đủ các loại hình thiên tai và những diễn biến của nó để chủ động phòng, chống một cách có hiệu quả, với phương châm: "Phòng tránh là chính, tự cứu mình là chính”.
 
Khi đã có nhận biết, người dân cần được trang bị kiến thức để có những biện pháp, kỹ năng để lợi dụng, né tránh, tiến tới khắc phục và từng bước chinh phục thiên tai nhằm bảo vệ và phát triển sản xuất, đời sống.
 
Trong đó, việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ, vật tư tại chỗ) một cách chủ động, thực chất và có hiệu quả là yếu tố cực kỳ quan trọng. Hạn chế hậu quả thiên tai, cùng tiếp tục coi trọng đúng mức và làm tốt công tác dự báo, dự tính, chỉ huy điều hành của các cấp, các ngành, không để chủ quan, bị động.
 
Khi có thiên tai xảy ra, cần huy động tổng hợp các lực lượng, nhất là lực lượng vũ trang, thanh niên tình nguyện và nhân dân trên địa bàn thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ. Sau thiên tai xảy ra, cần đánh giá chính xác thiệt hại, huy động nội lực với tinh thần "lá lành đùm lá rách” và coi trọng sự cứu trợ, giúp đỡ từ bên ngoài. Đồng thời, tổ chức tốt việc tiếp nhận, quản lý, phân phối nguồn cứu trợ đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, công khai, dân chủ.

Dễ bị tổn thương do nằm trong khu vực nguy cơ cao, do đó để phòng tránh, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển một cách bền vững, giải pháp căn cơ, lâu dài hiệu quả nhất đó là  chúng ta phải bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng đầu nguồn, rừng nguyên sinh. 
 
Đồng thời, đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một tỉnh nông nghiệp sang một tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển. Chỉ khi rừng được bảo vệ tốt làm lá chắn và người dân có cuộc sống khá giả, không phụ thuộc vào nông nghiệp và thời tiết, những hậu quả thiên tai gây ra sẽ được giảm nhẹ ở mức thấp nhất.

Nguyễn Đình

Các tin khác

YBĐT - Với tinh thần tuổi trẻ sáng tạo, dịp này, các cơ sở Đoàn trên địa bàn huyện Mù Cang Chải còn đăng ký và triển khai 38 công trình, phần việc thanh niên từ cấp huyện đến cơ sở với tổng trị giá 500 triệu đồng.

Quang cảnh Hội nghị.

YBĐT - Chiều 27/3, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) mở rộng lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ quý I; triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II, năm 2018 và triển khai một số chỉ thị, nghị quyết, các văn bản của Trung ương và tỉnh.

Ảnh minh hoạ.

Dự báo, từ chiều hôm nay (27/3), các khu vực của tỉnh Yên Bái có mưa rào và dông. Từ đêm nay và ngày mai, các khu vực trong tỉnh Yên Bái có mưa, mưa vừa có nơi mưa to và dông

Toàn cảnh hội thảo diễn ra ngày 27-3

Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo báo chí về truyền thông vận động giảm ăn muối để phòng chống tăng huyết áp, tai biến mạch máu não và các bệnh không lây nhiễm khác do Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) tổ chức ngày 27-3 tại Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục