Hợp phần ngân sách phát triển xã mang lại lợi ích cho người dân Mù Cang Chải

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/3/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc được Chính phủ ký kết với Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) từ năm 2001. Trong 6 tỉnh miền núi phía bắc, Yên Bái là một tỉnh thuộc Dự án giảm nghèo đầu tư vào huyện Mù Cang Chải - một huyện xa nhất của tỉnh Yên Bái nằm cách xa trung tâm tỉnh trên 185 km, đường giao thông đi lại khó khăn được chọn tham gia.

Thực hiện Dự án giảm nghèo, đời sống của đồng bào vùng cao Mù Cang Chải có nhiều cải thiện.
Ảnh: Đồng bào Mông xã La Pán Tẩn mua sắm, trao đổi hàng hóa.
(Ảnh: Văn Tuấn)
Thực hiện Dự án giảm nghèo, đời sống của đồng bào vùng cao Mù Cang Chải có nhiều cải thiện. Ảnh: Đồng bào Mông xã La Pán Tẩn mua sắm, trao đổi hàng hóa. (Ảnh: Văn Tuấn)

Toàn huyện có 8 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Mông chiếm trên 91%. Sống chủ yếu trên đồi núi cao, cuộc sống đồng bào nơi đây chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp và nhờ vào sự tự nhiên nên rất nghèo, chưa kể trình độ của bà con còn hạn chế. Qua gần 5 năm thực hiện, huyện Mù Cang Chải đã được đầu tư trên 40 tỷ đồng. Trong đó đầu tư được 35 công trình đường giao thông; 32 trường tiểu học và mầm non và 3 chợ trung tâm, các mô hình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp như: Đậu tương, lúa, ngô hàng năm canh tác được trên 152 ha và mua sắm được trên 20 máy xay xát phục vụ bà con trong các bản khó khăn.

Hợp phần ngân sách Phát triển xã nằm trong 15% tổng mức đầu tư Dự án giảm nghèo bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2005. Đây là Dự án rất khó khăn, bởi quá trình thực hiện dự án giao cho UBND các xã làm chủ đầu tư. Trong khi đó trình độ chuyên môn về công tác quản lý trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã hầu như không có. Khi dự án đi vào thực hiện đến nay được 5 chu kỳ, toàn huyện đã được đầu tư trên 8 tỷ đồng, làm được trên 300 tiểu dự án chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ cấp xã và các công trình đường thôn bản; mua sắm công cụ hỗ trợ lao động sản xuất, nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho người dân.

Các công trình chủ yếu do nhóm cộng đồng người dân tại thôn, bản trực tiếp tham gia làm và hưởng lợi nên trong quá trình thực hiện đến nay, trình độ cán bộ cấp xã được nâng lên rõ rệt, mang lại thu nhập cho bà con trong thôn bản. Đời sống đã được cải thiện, bà con đã ý thức được trách nhiệm khi tham gia nên rất nhiệt tình phấn khởi để hoàn thành dự án. Đến nay, hầu hết các thôn bản trong 13 xã của huyện Mù Cang Chải được đầu tư. Hợp phần ngân sách phát triển xã đã phát huy có hiệu quả cao và đem lại lợi ích thiết thực phục vụ đời sống của bà con trong bản.

Hợp phần ngân sách phát triển xã không những mang lợi ích thiết thực cho người dân mà còn mang ý nghĩa chính trị đối với huyện Mù Cang Chải. Để có kết quả đó nhờ một phần cố gắng của Kho bạc Nhà nước huyện trong công tác cấp phát thanh toán đã quản lý tốt nguồn vốn, phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý dự án giảm nghèo huyện và UBND các xã kiểm tra đôn đốc sát sao trong đầu tư xây dựng cơ bản.

Hiện nay, huyện Mù Cang Chải còn nhiều khó khăn, do địa hình của huyện rất rộng, đồi núi hiểm trở. Người dân còn sống xa đường trung tâm xã từ bản này đến bản khác rất xa, do vậy việc giao thông đi lại cũng như việc đến trường đi học của trẻ còn khó khăn. Người dân mong muốn Chính phủ tiếp tục đầu tư các chương trình Dự án cho huyện nhằm tạo cho người dân có cuộc sống kinh tế - xã hội ổn định hơn và góp phần xóa đói giảm nghèo của huyện vùng cao vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn trong toàn quốc nói chung và đặc biệt huyện Mù Cang Chải nói riêng.

Đỗ Đức Hiến

Các tin khác
Trạm y tế xã Cao Phạ (Mù Cang Chải) được đầu tư để phục vụ tốt công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

YBĐT - Sau 2 năm thực hiện Đề án chuẩn quốc gia y tế xã, căn cứ theo 10 tiêu chí, đến hết năm 2006, toàn tỉnh đã có 44 xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.

Nhờ được tuyên truyền, công tác bảo vệ rừng người dân Yên Bình đã chú trọng việc triển khai các cuộc diễn tập phòng chống cháy rừng.
Ảnh: Diễn tập cơ chế tại xã Yên Thành.

YBĐT - Hội Luật gia huyện Yên Bình được thành lập từ tháng 7 năm 2002, lúc đầu chỉ có 30 hội viên là những cán bộ đang công tác tại các cơ quan đơn vị như công an, viện kiểm soát, toà án, thi hành án, quản lý thị trường.

YBĐT - Cầu Thia là phường nằm ở cửa ngõ của thị xã Nghĩa Lộ, giao thông đi lại thuận lợi. Tổng diện tích đất tự nhiên của phường là 113,28 ha, trong đó, đất nông nghiệp 69,86 ha; dân cư có 622 hộ, 2.311 nhân khẩu. Toàn phường có 8 dân tộc sinh sống và được chia thành 15 tổ dân phố, trong đó có 4 tổ nông nghiệp và 11 tổ phi nông nghiệp.

Các thầy cô giáo tham dự phần thi lý thuyết.

YBĐT - Ngày 9/3, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Yên Bái tổ chức khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh bậc THCS năm học 2006-2007. 113 giáo viên xuất sắc đến từ 9 huyện, thị, thành phố được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở đã tham gia hội thi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục