Vùng cao Yên Bái - Diện mạo mới từ Chương trình 135

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/4/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Sau 7 năm thực hiện Chương trình 135, đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh đã được nâng lên rõ rệt, cơ sở hạ tầng được cải thiện mang lại một diện mạo mới cho vùng cao.

Trường THCS xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên được đầu tư xây dựng phục vụ tốt dạy và học ở vùng cao.
Trường THCS xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên được đầu tư xây dựng phục vụ tốt dạy và học ở vùng cao.

Trong 7 năm qua, Chương trình 135 triển khai qua các dự án nhỏ, trong đó dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đã đầu tư trên 207 tỷ đồng để xây dựng 194 công trình giao thông, trong đó mở mới và nâng cấp 236,24 km đường giao thông nông thôn, xây dựng 32 cầu, 131 cống, ngầm các loại; sửa chữa và nâng cấp 104 công trình thuỷ lợi; xây dựng 172 công trình trường học, 26 công trình điện dân dụng, 5 trạm y tế, 11 công trình nước sinh hoạt, 6 chợ trung tâm xã, khai hoang trên 205 ha ruộng nước và 52 ha ruộng cạn…

Các công trình được xây dựng đưa vào sử dụng đạt hiệu quả trên 90%; các công trình thủy lợi đảm bảo tưới cho gần 2.000 ha đất canh tác; công trình nước sinh hoạt đã cơ bản giải quyết nhu cầu nước phục vụ đời sống của đồng bào một số cụm dân cư; mạng lưới trường lớp ở vùng cao được tăng cường, xoá được tình trạng học 3 ca; các xã trong tỉnh đã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã…

Dự án xây dựng trung tâm cụm xã đã xây dựng được nhiều công trình bền vững, có đủ trường, lớp học, có điểm bưu điện văn hoá và một số trung tâm cụm xã đã xây dựng đường nhựa, đường bê tông trong khu vực, có chợ để giao lưu mua bán hàng hoá, các phòng khám đa khoa, trạm xá phục vụ cho công tác khám chữa bệnh của đồng bào… Các công trình đã và đang phát huy hiệu quả tốt góp phần không nhỏ nâng cao đời sống văn hoá xã hội và tinh thần cho đồng bào vùng cao.

Dự án ổn định và phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm được thực hiện từ năm 2003 - 2005 với tổng số vốn trên 5 tỷ đồng đã được phân bổ hỗ trợ nhân dân trên địa bàn chăn nuôi trâu bò, nuôi cá lồng, trồng dâu nuôi tằm, hỗ trợ giống cỏ chăn nuôi gia súc, giống cây lương thực, cây ăn quả, hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu, mua thiết bị chế biến nông sản, xây dựng cơ sở chế biến, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật…

Bên cạnh việc đầu tư hỗ trợ để phát triển kinh tế trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, Chương trình 135 còn chú trọng đào tạo cán bộ xã thôn bản - một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự phát triển bền vững của các địa phương. Từ năm 1999 - 2005 bằng nguồn vốn của Chương trình 135 đã tổ chức được 87 lớp đào tạo, tập huấn cán bộ xã, thôn bản với 2.942 lượt học viên, tổng kinh phí trên 1,6 tỷ đồng.

Ngoài ra các xã nằm trong Chương trình còn được lồng ghép thực hiện các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ quản lý, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở; kiến thức sản xuất đến các đối tượng là các hộ nông dân, đoàn thể thanh niên, phụ nữ… phổ cập các biện pháp phát triển kinh tế hộ gia đình, xoá đói giảm nghèo, khuyến nông, khuyến lâm.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 25% vào năm 2005, sự đầu tư của Chương trình đã tạo được sự chuyển biến mạnh tại địa bàn các xã. Nhiều hộ gia đình đã có ý thức tự giác vươn lên, tích cực sản xuất, ổn định lương thực, cơ bản xoá được tình trạng đói kinh niên ở vùng cao. Tốc độ giảm nghèo khá nhanh, với tỷ lệ bình quân hàng năm giảm từ 2- 3% số hộ nghèo, có xã giảm 8 - 10% hộ nghèo/năm. Đại bộ phận đồng bào được tiếp thu kinh nghiệm sản xuất, kiến thức khoa học, văn hoá xã hội, chủ động vận dụng vào sản xuất và đời sống…

Đó là những kết quả quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện của giai đoạn I để Chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010) tiếp tục phát huy những thắng lợi đó thúc đẩy các xã vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh tranh thủ được nguồn lực đầu tư tạo nên sự phát triển đột phá, nhanh, bền vững.

Ngọc Mai

Các tin khác
Các đồng chí Hoàng Thương Lượng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Thế Tiệm - Thứ trưởng Bộ Công an trao đổi với các đại biểu về dự hội nghị.

YBĐT - Ngày 12/4, Tỉnh ủy Yên Bái đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ chính trị (khóa VIII) về "Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy". Đồng chí Lê Thế Tiệm - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; đồng chí Hoàng Thương Lượng - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Công an phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái thường xuyên sâu sát cơ sở.

YBĐT - Trước thực trạng đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái cũng chịu tác động không nhỏ bởi các tệ nạn: mại dâm, ma tuý, cờ bạc, rượu chè, trộm cắp, thậm chí xảy ra cả những vụ trọng án; tình trạng khiếu kiện, tranh chấp đất đai không được giải quyết dứt điểm.

Cán bộ Hội Chữ thập đỏ Mù Cang Chải trao quà cho người nghèo nhân dịp tết Mông 2007.

YBĐT - 700 giáo viên, học sinh, hội viên Hội Chữ thập đỏ huyện Mù Cang Chải đã tham gia hưởng ứng "Ngày toàn dân tình nguyện hiến máu nhân đạo" (7/4/2007) do Hội Chữ thập đỏ huyện tổ chức. Ngay sau lễ phát động, 150 hội viên Hội Chữ thập đỏ đã đăng ký tình nguyện tham gia hiến máu.

YBĐT - Những năm qua, huyện Văn Chấn đã có nhiều giải pháp giúp người lao động có việc làm và thu nhập ổn định thông qua các chương trình dự án, xuất khẩu lao động… Bình quân mỗi năm, Văn Chấn đã tạo việc làm mới cho trên 2.000 lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục