Tân Lập: Bước chuyển trong công tác dân số

  • Cập nhật: Thứ bảy, 2/6/2007 | 12:00:00 AM

YBĐT - Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên, Tân Lập có 738 hộ và 3842 khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày và Dao. Trong đó, có 702 hộ gia đình trong độ tuổi sinh đẻ và đây chính là một trong những nguyên nhân gây nhiều khó khăn trong công tác dân số.

Cán bộ chuyên trách dân số xã Tân Lập luôn bám sát cơ sở  để tuyên truyền công tác KHHGD.
Cán bộ chuyên trách dân số xã Tân Lập luôn bám sát cơ sở để tuyên truyền công tác KHHGD.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây Đảng uỷ, HĐND, UBND xã đã nêu quyết tâm tập trung các giải pháp để đưa công tác dân số đạt được hiệu quả cao. Về hoạt động chuyên môn, chị Hoàng Thị Tin - cán bộ chuyên trách dân số xã cho biết: “Tuy là một xã nghèo, địa bàn đồi núi phức tạp và tập  trung đông đồng bào dân tộc thiểu số, song công tác dân số KHHGĐ lại nhận được niềm hăng say, nhiệt tình của các cộng tác viên thôn, bản, sự hưởng ứng của người dân nơi đây”.

Tất cả 11 thôn, bản đều có cộng tác viên dân số. Những cộng tác viên dân số không chỉ làm công tác tuyên truyền như phát tờ rơi, trao đổi, tư vấn về KHHGĐ tại các cuộc họp mà họ còn là những người bạn thân thiết của mỗi gia đình đã không quản ngại cách sông, cách hồ, băng đồi vượt suối đến từng hộ gia đình để tư vấn, tháo gỡ những khó khăn mà người dân chưa hiểu. Đồng thời, chỉ bảo tận tình cách thức sử dụng các biện pháp tránh thai, mang những tâm tư thầm kín của người dân về các cuộc họp giao ban hàng tháng để tìm cách giúp đỡ.

Bên cạnh đó Ban Dân số xã còn phối hợp với trạm y tế xã cung cấp thực hiện dịch vụ lâm sàng về KHHGĐ an toàn và thuận lợi cho 240 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; cung cấp nhiều kiến thức CSSKSS/KHHGĐ cho 70% phụ nữ và 80% phụ nữ có nhu cầu thực hiện KHHGĐ. Công tác truyền thông giáo dục thay đổi hành vi CSSKSS/KHHGĐ, tuyên truyền Pháp lệnh Dân số, Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em bằng nhiều kênh thông tin khác nhau như: tuyên truyền trong các đợt chiến dịch, họp thôn bản, tổ hội phụ nữ truyền thông trực tiếp tại các hộ gia đình.

Từ những cố gắng đó, công tác dân số đã thu được những kết quả đáng khích lệ: nếu như năm 2004 cả xã chỉ có 1 trường hợp đình sản, 59 ca đặt vòng , 35 trường hợp dùng thuốc tránh thai, 7 trường hợp sử dụng bao cao su; năm 2005, số đặt vòng 67, dùng thuốc tránh thai 39, bao cao su 10; năm 2006, đặt vòng 104, dùng thuốc tránh thai 42, bao cao su 16, đưa tổng số người dân sử dụng các biện pháp tránh thai trong những năm qua lên tới: đình sản 31 ca, đặt vòng tránh thai 460, dùng thuốc tránh thai 45 người, dùng bao cao su 13 người.

Tuy đã đạt được một số kết quả như vậy, nhưng trong quá trình triển khai các hoạt động về dân số cũng gặp phải những khó khăn vì trình độ nhận thức của người dân còn thấp, các phong tục tập quán lạc hậu đặc biệt là người Dao trắng ở thôn  Xiêng 1, Xiêng 2 và việc sinh con thứ 3 ở đây vẫn tiếp diễn. Nếu như năm 2004 số hộ gia đình sinh con thứ 3 chỉ là 7 trường hợp, năm 2005 xuống còn 5 trường hợp, thì đến năm 2006 con số này tăng lên là 10 trường hợp và 3 tháng đầu năm 2007 đã có 3 trường hợp sinh con thứ 3.

Dân số ổn định, con em được giáo dục phát triển toàn diện, đời sống nhân dân được cải thiện luôn là mong muốn thường nhật của đồng bào vùng cao. Bởi vì chỉ khi nào công tác dân số được ổn định thì việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mới đạt được kết quả.

Được biết cấp uỷ, chính quyền địa phương và Ban Dân số xã đang tập trung nghiên cứu chính sách hỗ trợ đời sống cộng tác viên dân số để họ phát huy hơn nữa tính tích cực trong thực hiện nhiệm vụ; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện thật hiệu quả đối với mọi người dân; triển khai tốt các hoạt động dịch vụ về dân số SKSS; tổ chức biểu dương, khen thưởng những thôn, bản, gia đình thực hiện tốt công tác dân số, đồng thời sẽ xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về công tác DS - KHHGĐ...

Ngọc Sơn

Các tin khác
Nước sạch về bản.
(Ảnh: Đức Nhạn)

YBĐT - Theo báo cáo của Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 134/TTg của tỉnh, sau 2 năm thực hiện đề án này ở 8/9 huyện, thị đã giải quyết nhu cầu đất ở cho 892/1.902 hộ, bằng 46%; đất sản xuất đã giải quyết được 936,7 ha, hỗ trợ cho 6.068 hộ; nhà ở cho 1.283 hộ, bằng 67% nhu cầu của đề án.

Học sinh Trường Dân tộc Nội trú huyện Mù Cang Chải thực hành môn tin học trên máy vi tính.
(Ảnh: 
Thanh Sơn)

YBĐT - Vấn đề trẻ em bị xâm hại tình dục gây tác hại xấu về nhiều mặt trong xã hội, làm suy thoái đạo đức, vi phạm nghiêm trọng quyền con người, quyền trẻ em.

21 km đường điện không được đầu tư, nâng cấp gây mất an toàn, nguy hiểm đến tính mạng người dân.

YBĐT - Trước tình trạng giá điện quá cao, người dân không được mua điện trực tiếp với ngành điện mà phải qua 21 ông "cai điện", Điện lực không hề đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện; hơn 3 km đường dây điện 0,4 KV do dân đóng góp, Điện lực Yên Bái sau khi thay thế đã thu lại không trả cho dân là không đúng pháp luật, người dân bất bình và đã có đơn kiến nghị với Điện lực Yên Bái, Sở Công nghiệp Yên Bái.

Búp non.
(Ảnh:Lê Phiên)

YBĐT - Tuy là tỉnh miền núi, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn song được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban DS, GĐ&TE tỉnh, trẻ em Yên Bái đã cơ bản được sống trong môi trường lành mạnh, được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục