Giảm nghèo bền vững ở Phú Thịnh

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/1/2024 | 1:51:33 PM

YênBái - Những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả và tập trung mọi nguồn lực để làm tốt công tác giảm nghèo. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm dần, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện...

Bàn giao nhà cho gia đình thương binh Lê Sỹ Toan, thôn 1, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình.
Bàn giao nhà cho gia đình thương binh Lê Sỹ Toan, thôn 1, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình.


Thực hiện tốt công tác phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ngay từ đầu năm xã Phú Thịnh đã chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế trong năm 2023 và thực hiện kế hoạch giảm nghèo bền vững năm 2023. 

Đồng chí Đào Bá Hiệp - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Do đó, chúng tôi phân công các thành viên trong Ban Chỉ đạo Giảm nghèo của xã phụ trách từng thôn bảo đảm công tác giảm nghèo đạt theo kế hoạch giao. Đồng thời, thường xuyên thực hiện việc giám sát chi trả chế độ bảo trợ hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện kịp thời và đầy đủ theo đúng quy định". 

"Ngoài ra, rà soát cấp bổ sung thẻ bảo hiểm kịp thời cho các đối tượng còn thiếu thẻ hoặc sai thông tin thẻ. Thực hiện chương trình kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm, rà soát nhu cầu hỗ trợ và đề nghị cấp có thẩm quyền hỗ trợ kịp thời cho nhân dân. Chủ động liên hệ với các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức từ thiện xã hội để huy động nguồn vốn hỗ trợ thêm nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân…”.

Để công tác giảm nghèo đạt hiệu quả cao, xã còn triển khai nhiều giải pháp bằng việc cụ thể hóa thành những hành động thiết thực; cán bộ sâu sát nhân dân nắm bắt đặc điểm, tình hình hộ nghèo; từ đó, phân loại hộ nghèo để có những giải pháp hỗ trợ thiết thực, phân minh, dân chủ. Đồng thời, thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội cho người nghèo và các đối tượng khác như: hỗ trợ về nhà ở; cấp thẻ bảo hiểm y tế... 

Bên cạnh đó, xã phối hợp với các ngân hàng và tổ chức tín dụng tập trung giải ngân vốn tín dụng ưu đãi sản xuất, kinh doanh cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hiện, vốn vay ủy thác thông qua các tổ chức: Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân có tổng dư nợ là 88,219 tỷ đồng; trong đó, vốn Ngân hàng Chính sách xã hội 26,219 tỷ đồng; vốn vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 62 tỷ đồng và các hộ vay vốn cơ bản sử dụng vốn vay đúng mục đích. 

Qua rà soát hộ nghèo, hiện xã còn 85 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,44% giảm còn 4,29% so với năm 2022, đạt 94% so với chỉ tiêu kế hoạch giao; hộ cận nghèo còn 31 hộ, chiếm tỷ lệ 1,98% giảm 0,96% so với năm 2022, đạt 130% chỉ tiêu kế hoạch. Cùng đó, việc xóa nhà dột nát cho hộ nghèo đã thực hiện được 13 nhà theo kế hoạch; 2 nhà cho người có công có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang khó khăn về  nhà ở; Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh hỗ trợ làm 1 nhà cho ông Lương Bá Tước ở thôn 4…

Năm 2024, xã Phú Thịnh tiếp tục tổ chức giám sát, đánh giá công tác thực hiện chương trình giảm nghèo và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ngay từ cơ sở, tạo điều kiện để MTTQ, các đoàn thể và nhân dân tham gia giám sát, tránh xảy ra hiện tượng tiêu cực. Tích cực huy động vận động nguồn lực cộng đồng, các tổ chức, cá nhân để giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 

Phát huy vai trò của MTTQ và các ban, ngành, đoàn thể từ xã đến các thôn phối hợp với chính quyền trong việc thực hiện việc giám sát chương trình giảm nghèo. Tăng cường vận động hội viên, đoàn viên giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn, tích cực xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh Phong trào "Ngày vì người nghèo”; xây dựng các mô hình giảm nghèo hiệu quả trong các hội, đoàn thể; vận động các hộ có kinh nghiệm, kinh tế khá giả tình nguyện giúp đỡ cho các hộ nghèo…, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Trần Minh

Các tin khác
Xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Yên Bình.

Phân loại rác thải sinh hoạt - lợi ích lâu dài, khó khăn trước mắt, rác thải sinh hoạt là bài toán khó giải quyết ở cả thành thị lẫn nông thôn. Bài toán rác thải sinh hoạt chỉ được xử lý dứt điểm khi hoàn thiện các khâu thu thu gom, vận chuyển tới chế biến. Một trong những giải pháp góp phần xử lý rác thải sinh hoạt chính là phân loại rác thải ngay tại hộ gia đình, bước đầu sẽ không tránh khỏi những khó khăn.

Hội Chữ thập đỏ huyện Văn Yên kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn từ chương trình “Gian hàng miễn phí 0 đồng”.

Thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Văn Yên đã phát huy vai trò nòng cốt tổ chức nhiều hoạt động nhân đạo, từ thiện khơi dậy tinh thần tương thân tương ái kết nối các nhà hảo tâm, mạnh thường quân chung tay, góp sức sẻ chia, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời kém may mắn…

Người lao động mua hàng trên chợ Tết Công đoàn online

Trước chia sẻ của nhiều công nhân về khó khăn khi quà Tết 300.000 đồng từ Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, đại diện cơ quan này khẳng định thẻ mua hàng online kèm nhiều ưu đãi giảm giá, nhanh chóng, thuận tiện…

Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tạo nguồn để thực hiện cải cách tiền lương

Tại Thông tư số 76/2023/TT-BTC quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn thực hiện cơ chế tạo nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục