Cát Thịnh với nỗ lực giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ bảy, 9/6/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Sau gần 2 năm từ khi cơn bão số 7 đi qua xã Cát Thịnh (Văn Chấn) vẫn mang trên mình những vết tích của trận "đại hồng thủy". Nhiều đám ruộng bị vùi lấp, nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi, cầu cống, đường điện vẫn đang tiếp tục được khôi phục. Trong lúc khó khăn, dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng lại xuất hiện; giá cả thị trường biến động... làm cho Cát Thịnh đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Cơ cấu cây trồng đang đươc người dân chủ động chuyển đổi.
Cơ cấu cây trồng đang đươc người dân chủ động chuyển đổi.

Chủ tịch UBND xã Trần Văn Phụng cho biết, Cát Thịnh có thị tứ tương đối sầm uất, nhưng chỉ chiếm gần 20% số hộ kinh doanh, còn lại trên 80% vẫn là dựa vào nông- lâm nghiệp và chủ yếu vẫn là cây lúa, cây chè nên đời sống nhân dân còn rất khó khăn... Mặc dù Cát Thịnh những năm trước đây là một địa phương xếp vào diện tiên phong của huyện Văn Chấn về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhưng hiệu quả thực tế vẫn còn rất khiêm tốn. Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ này vẫn nhấn mạnh cần phải tạo bước đột phá trong sản xuất nông, lâm nghiệp, giúp bà con yên tâm đầu tư sản xuất. Nói là vậy, nhưng trong giai đoạn đầu chuyển đổi phương thức làm ăn sẽ không tránh khỏi khó khăn do thay đổi tập quán canh tác.

 

Song điều quan trọng là ý chí làm giầu đã được thể hiện rõ trong nhân dân. Ngay từ vụ đông xuân năm 2006, xã đã chỉ đạo khắc phục ngay diện tích ruộng bị vùi lấp do bão gây ra, diện tích gieo cấy được 143,5 ha, năng suất cho đạt 53 tạ/ ha. Do làm tốt công tác vận động bà con, bước vào vụ đông xuân năm 2007, Cát Thịnh tiếp tục thực hiện triệt để cuộc"cách mạng" thay đổi mùa vụ, cơ cấu lúa phấn đấu 100% diện tích được cấy bằng giống lúa ngắn ngày trà xuân muộn; thực hiện đồng bộ các giải pháp để nhân dân nhận thức được việc phải bỏ giống lúa dài ngày nhằm giảm được chi phí để nâng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích. Kết quả là toàn xã đã đưa diện tích gieo cấy đã tăng lên 155,75 ha, năng suất qua đánh giá sơ bộ vừa qua đạt 54 tạ/ ha/ vụ. Cùng với cây lúa, năm 2007 này, xã còn vận động nhân dân trồng được 150 ha sắn, 120 ha ngô bãi, gần 40 ha khoai lang và rau mầu các loại... bước đầu xuất ổn định sản xuất tạo đà cho  kinh tế của địa phương phát triển.

 

Song song với sản xuất xã còn chỉ đạo nhân dân tích cực chăm sóc và cải tạo 348 ha chè hiện có. Những diện tích chè cũ năng suất thấp được thay thế bằng các giống chè nhập nội và phấn đấu mỗi năm thay thế từ 15 đến 20 ha nhằm giúp nhân dân cải thiện được nguồn thu từ cây chè và trong một vài năm tới, Cát Thịnh sẽ có một diện tích chè năng suất chất lượng cao hơn. Hiện nay mỗi năm Cát Thịnh đã có sản lượng chè búp tươi khoảng từ 2.100 tấn đến 2.300 tấn bán ra thị trường. Với giá chè như năm nay, bà con ai cũng phấn khởi tích cực đầu tư chăm sóc diện tích chè của gia đình.

 

Một số loại cây ăn quả như cam, quýt, hồng...đã dần được nhiều hộ đưa vào trồng, tuy diện tích toàn xã mới có 30 ha, nhưng sản phẩm bán ra thị trường đã được người tiêu dùng ưa chuộng. Xã đã vận động bà còn mỗi năm sẽ đưa vào trồng từ 5 đến 10 ha bằng giống cam Đường canh và cam Valenxia; tiếp tục chú trọng phát triển đàn gia súc, gia cầm. Đến nay xã đã có tổng đàn trâu, bò lên đến 1.250 con, 3.500 con lợn và gần 20.000 con gia cầm các loại... Đây là một nguồn lực góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống cho nhân dân; tích cực xây dựng mô hình kinh tế trang trại; xây dựng thị tứ Cát Thịnh thành thị trấn công nghiệp, thương mại dịch vụ…

 

Với những cố gắng trong việc huy động nội lực của địa phương và sự quyết tâm đổi mới của Đảng bộ và nhân dân, tin rằng trong tương lai gần Cát Thịnh sẽ hoàn thành những mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra.

 

Thạch Phong

Các tin khác
Quy tập hài cốt liệt sỹ đánh đồn Ca Vịnh thời kỳ chống Pháp tại xã Hồng Ca (Trấn Yên).(Ảnh: Thanh Sơn)

YBĐT - Những năm qua, công tác thương binh liệt sỹ và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” ở Yên Bái luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền cũng như sự hưởng ứng của toàn xã hội; sự nỗ lực vươn lên của chính các gia đình thương binh, liệt sỹ và đối tượng chính sách, đã tạo ra phong trào phát triển sâu rộng, bền vững.

YBĐT - ông Phạm Văn Thành - Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Yên Bái cho biết: từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có gần 10.000 trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm, trong đó có trên 5.600 trường hợp bị mắc bệnh cúm, gần 3.000 trường hợp mắc tiêu chảy, 579 người phải tiêm phòng bệnh dại (trong đó đã có 6 người tử vong do chó dại cắn), còn lại là các bệnh lỵ, quai bị.

Hội chợ xúc tiến thương mại, một trong những hoạt động tích cực của Hội phụ nữ tỉnh nhằm giới thiệu sản phẩm hàng hóa của phụ nữ Yên Bái ra thị trường trong và ngoài tỉnh.(Ảnh: T.L)

YBĐT - Chỉ mới thành lập được hai năm qua nhưng Câu lạc bộ (CLB) nữ kinh doanh 30/4 ở thị trấn Yên Thế (Lục Yên) đã khẳng định được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành viên.

YBĐT - Hai năm gần đây (2006 – 2007) phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở huyện Yên Bình được triển khai thêm sâu rộng và hiệu quả. Những gia đình, làng bản, tổ dân phố, đơn vị văn hoá ngày một nhiều hơn; đây là sự kế thừa, phát huy thành tựu của những năm thực hiện cuộc vận động “xây dựng nếp sống văn hoá” cũng như những chuyển biến trong phát triển kinh tế của huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục