Bao giờ Tân Lập có trường mầm non?

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/6/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Căn nhà cấp 4 nóng như nung, không đèn, không quạt mát - đó là nơi nghỉ nhờ của giáo viên và cũng là nơi làm việc nhờ của hiệu trưởng. Tiếp chúng tôi, cô giáo Phùng Thị Sâm - Hiệu trưởng Trường mầm non Tân Lập, huyện Lục Yên trên mặt ướt đẫm mồ hôi, tay phe phẩy quyển vở thay quạt, nói: “Khổ thân cho bọn trẻ quá! Năm học thứ 3 kể từ khi tách trường rồi mà trường thiếu thốn đủ bề. Chúng tôi bám trụ được cũng là do cái tâm với sự nghiệp trồng người!”.

Việc học nhờ vẫn diễn ra tại Trường Mầm non Tân Lập (Lục Yên).
Việc học nhờ vẫn diễn ra tại Trường Mầm non Tân Lập (Lục Yên).

Năm 2004, Trường mầm non Tân Lập được tách ra từ Trường tiểu học Tân Lập. Theo cô giáo Sâm, Trường mầm non Tân Lập có 9 lớp; trong đó, 1 lớp công lập dành cho trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi, 2 lớp mẫu giáo 2 tuổi, 5 lớp mẫu giáo 5 tuổi và một nhóm tuyên truyền với 156 cháu; đội ngũ giáo viên gồm 4 biên chế, 4 hợp đồng và 2 cán bộ nhà trường. Từ ngày trường có cái tên đến nay toàn học nhờ trường tiểu học. Giáo viên không có chỗ ở và sinh hoạt thì ở chung cùng với khu tập thể giáo viên tiểu học, sân chơi cho các cháu cũng vậy. Nhưng cái sự nhờ ấy đã không thể kéo dài khi vào năm học mới 2007- 2008, Trường tiểu học xây dựng lại và nâng cấp khu nhà cấp 4 hiện đang cho Trường Mầm non học nhờ.

Theo lời ông Hoàng Liên Hiệp - Chủ tịch UBND xã: “ Trường mầm non đã được cắm đất và san gạt mặt bằng, song đến thời điểm này chúng tôi vẫn không có kinh phí để xây dựng trường!”. Việc đi học “nhờ” đã không đảm bảo chất lượng giảng dạy. Tính trung bình, các cháu chỉ được học nửa buổi mỗi ngày. Cô Phùng Thị Sâm- Hiệu trưởng cho biết: “Tôi đã nhiều lần kiến nghị lên huyện nhưng mới chỉ có mặt bằng còn xây dựng trường thì chưa thấy gì! Tôi lo quá, không biết tới này bọn trẻ sẽ học ở đâu”. 

Đã sang trưa, cái nắng hè càng gay gắt, hơi nóng hầm hập trong căn phòng làm người ta ngạt thở, bức bối. Bên những phòng học nhờ, các "mầm non" như héo đi vì nắng nóng. Việc xây dựng trường học cho các cháu ở Trường Mầm non Tân Lập cần được các cấp, các ngành và người dân trong xã quan tâm, cộng lực. 

Trần Ngọc

Các tin khác

YBĐT - Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày thương binh liệt sỹ (TBLS) 27/7, ngay từ đầu tháng 4-2007, tỉnh đã phát động cuộc vận động quyên góp xây dựng Quỹ đền ơn đáp nghĩa với kinh phí dự kiến thu 1 tỷ đồng.

Tỷ lệ chị em người dân tộc thiểu số được tham gia công tác xã hội ngày càng cao.

YBĐT - Hội Phụ nữ huyện Văn Yên có gần 17.000 hội viên, đạt tỷ lệ 71,15%, trong đó có 2.866 hội viên tôn giáo tham gia sinh hoạt. Khó khăn với chị em vùng đồng bào công giáo là rất lớn, như nhận thức và thực hiện công tác dân số-kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) còn hạn chế, một số chị em chịu ảnh hưởng của tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, bị ràng buộc bởi giáo lý…

Mô hình chăn nuôi lợn siêu nạc của hội viên Đinh Thị Tuyển, thôn Lương Thịnh. (Ảnh: Phạm Thị Hằng)

YBĐT - Sau ba năm thực hiện phương thức cho vay uỷ thác bán phần giữa Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) với tổ chức hội phụ nữ đã đem lại những lợi ích thiết thực. Vốn đầu tư đã đến tận tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần tích cực vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Đây là phương thức giải ngân năng động, phù hợp với thực tiễn, việc chuyển nguồn vốn vay đến với người nghèo và thu nợ được kịp thời.

Phụ nữ Mường Lai tìm hiểu thông tin về bảo vệ chăm sóc trẻ em.

YBĐT - Xã Mường Lai (Lục Yên) có 1500 hộ với 6961 nhân khẩu, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục