Phụ nữ Nghĩa An tham gia phòng chống ma túy
- Cập nhật: Thứ sáu, 15/6/2007 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Nghĩa An là xã thuần nông thuộc thị xã Nghĩa Lộ, với 565 hộ gồm 5 dân tộc anh em cùng sinh sống: Thái, Mường, Tày, Hoa, Kinh, ở 8 thôn bản. Vào thời điểm những năm 1990, trên địa bàn xã (theo số liệu thống kê chưa đầy đủ) đã có tới 10 tụ điểm buôn bán ma tuý, 22 người lập bàn đèn và có hàng trăm người thường xuyên sử dụng ma tuý,10 người đã chết do nghiện ma tuý.
Đứng trước thực trạng đó, Đảng bộ, chính quyền và các ngành đoàn thể của địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Công an về phòng chống tệ nạn xã hội đặc biệt là phòng chống tệ nạn ma tuý. Lực lượng công an xã chủ động phói hợp với các ngành đoàn thể, cùng vận động quần chúng nhân dân tích cực phát động phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ đến từng hộ dân, người dân ở tất cả thôn bản.
Cùng với đó là việc phối hợp hiệu quả với Công an thị xã trong các đợt cao điểm tấn công truy quét tội phạm. Điển hình trong công tác đấu tranh với tệ nạn ma tuý là vai trò của Hội Phụ nữ xã. Từ việc đưa nội dung tuyên truyền phòng chống ma tuý vào các buổi giao ban, họp Ban chấp hành và các buổi sinh hoạt, hàng năm hội phụ nữ xã còn phối kết hợp với Hội Phụ nữ cấp trên mở các lớp tập huấn kiến thức phòng chống tệ nạn xã hội, trong đó có phòng chống tệ nạn ma tuý, đã thu hút trên 95% số cán bộ hội viên tham gia. Hội còn duy trì mô hình hoạt động của CLB phụ nữ "ba không" với 23 thành viên tham gia sinh hoạt. Hàng tháng, CLB còn dành một lượng lớn thời gian để tuyên truyền tác hại của ma tuý đến sức khoẻ mỗi người, kết hợp với việc thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" và phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ lấy đó làm tiêu chí bình xét công nhận gia đình văn hoá. Vào tháng cao điểm phòng chống ma tuý, Hội Phụ nữ xã còn mở các đợt truyền thông sâu rộng về hậu quả và tác hại của ma tuý đối với đời sống cộng đồng, tới từng gia đình.
Đối với những gia đình có con em đi làm ăn ở xa đều phải có báo cáo tạm trú, tạm vắng và nhất là nội dung về phòng chống ma tuý. Do làm tốt được công tác tuyên truyền vận động, từ chỗ trước đây, gia đình chị em có người nghiện ma tuý thường che giấu, mặc cảm thì nay đã cùng phối hợp tuyên truyền vận động như gia đình chị Hà Thị Ngoan, chị Tặng Thị Phanh...từ cảnh gia đình nghèo đói đã giúp chồng cai nghiện, tích cực lao động, nay đã có của ăn của để, gia đình đoàn tụ hạnh phúc, được bà con hàng xóm tin yêu khen ngợi. Có thể, nói đạt được kết quả đó là do địa phương đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng chống ma tuý, gắn với nội dung phong trào của các đoàn thể quần chúng; mỗi người, mỗi gia đình đều xác định rõ trách nhiệm, thường xuyên giáo dục, nhắc nhở con em mình, tránh xa ma tuý, tích cực đấu tranh không để ma tuý có cơ hội thâm nhập; cam kết thực hiện các nội dung quy ước về phòng chống ma tuý ở địa phương. Đến nay, Nghĩa An đã cho ra mắt được 5 bản văn hoá, trên 75% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá.
Mặc dù tiếp giáp với những địa bàn có tụ điểm ma tuý phức tạp, song nhiều năm qua xã không có đối tượng nghiện phát sinh mới. Hy vọng rằng Nghĩa An sẽ duy trì và thực hiện có hiệu quả bền vững mô hình "Xã không có ma tuý”.
Thạch Phong
Các tin khác
YBĐT - Căn nhà cấp 4 nóng như nung, không đèn, không quạt mát - đó là nơi nghỉ nhờ của giáo viên và cũng là nơi làm việc nhờ của hiệu trưởng. Tiếp chúng tôi, cô giáo Phùng Thị Sâm - Hiệu trưởng Trường mầm non Tân Lập, huyện Lục Yên trên mặt ướt đẫm mồ hôi, tay phe phẩy quyển vở thay quạt, nói: “Khổ thân cho bọn trẻ quá! Năm học thứ 3 kể từ khi tách trường rồi mà trường thiếu thốn đủ bề. Chúng tôi bám trụ được cũng là do cái tâm với sự nghiệp trồng người!”.
YBĐT - Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày thương binh liệt sỹ (TBLS) 27/7, ngay từ đầu tháng 4-2007, tỉnh đã phát động cuộc vận động quyên góp xây dựng Quỹ đền ơn đáp nghĩa với kinh phí dự kiến thu 1 tỷ đồng.
YBĐT - Hội Phụ nữ huyện Văn Yên có gần 17.000 hội viên, đạt tỷ lệ 71,15%, trong đó có 2.866 hội viên tôn giáo tham gia sinh hoạt. Khó khăn với chị em vùng đồng bào công giáo là rất lớn, như nhận thức và thực hiện công tác dân số-kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) còn hạn chế, một số chị em chịu ảnh hưởng của tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, bị ràng buộc bởi giáo lý…
YBĐT - Sau ba năm thực hiện phương thức cho vay uỷ thác bán phần giữa Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) với tổ chức hội phụ nữ đã đem lại những lợi ích thiết thực. Vốn đầu tư đã đến tận tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần tích cực vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Đây là phương thức giải ngân năng động, phù hợp với thực tiễn, việc chuyển nguồn vốn vay đến với người nghèo và thu nợ được kịp thời.