"Hai không, một giảm" và "ba quản" ở Pú Trạng
- Cập nhật: Thứ tư, 24/10/2007 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - "Hai không, một giảm" và "Ba quản" là mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) đã được phường Pú Trạng - thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) thực hiện khá hiệu quả trong thời gian qua.
Khôi phục nghề dệt thổ cẩm ở nghĩa Lộ. (Ảnh: Thanh Ba)
|
Địa bàn phường Pú Trạng vốn được chia thành hai khu vực: khu vực nội thị 21 tổ dân phố, khu vực nông nghiệp có 12 tổ, thôn bản. Do vậy khi bước vào thực hiện phong trào bảo vệ ANTQ, Công an phường đã tham mưu cho Đảng ủy, UBND áp dụng hai mô hình cho khu vực khác nhau.
21 tổ dân phố thuộc khu vực nội thị xây dựng mô hình "Hai không, một giảm", gồm: không có án nghiêm trọng xảy ra; không có tụ điểm ma túy, cờ bạc, đối tượng nghiện phát sinh; giảm phạm pháp hình sự 15% trở lên. Các tổ, thôn bản thuộc khu vực nông thôn thì xây dựng mô hình "Ba quản" gồm: họ tộc quản, thôn xóm quản, đoàn thể quản.
Hai mô hình trên đã được các tổ chức đoàn thể, trường học, các chi bộ, tổ dân phố, hai dòng họ lớn (họ Lò và họ Hà) ký cam kết với UBND phường tổ chức triển khai cho toàn dân học tập. Đã có 1.241 hộ, 100% giáo viên, học sinh học tập và ký cam kết thực hiện với hai dòng họ (họ Lò và họ Hà). Các trưởng họ đã tổ chức họp họ, mời cán bộ Công an phường, Ban chỉ đạo đến triển khai học tập, bàn biện pháp quản lý con cháu trong dòng họ thực hiện theo quy ước, hương ước của làng; vận động tất cả con cháu ký cam kết không vi phạm các tệ nạn xã hội, không nghe theo kẻ xấu xúi giục, không theo tà đạo, không để chị em phụ nữ bị lôi kéo vào hành nghề mại dâm trong các nhà hàng...
Ông trưởng dòng họ Lò ở bản Tân phường Pú Trạng cho biết, ngoài ký cam kết, trong các buổi họp thôn, họp họ, ông còn nhắc nhở bà con trong thôn trong họ phát huy truyền thống của dân tộc, không làm điều ác, điều xấu, luôn đoàn kết thương yêu nhau. Đồng thời vận động con cháu giữ gìn nề nếp, gia phong của tổ tiên; hàng tháng tổ chức họp họ để kiểm điểm, phê bình những gia đình thực hiện chưa tốt, biểu dương các gia đình thực hiện tốt. Chính vì vậy, cả hai dòng họ đến nay không có người nào mắc vào các tệ nạn xã hội.
Ngoài hai mô hình trên, UBND phường còn xây dựng kế hoạch tổ chức các hội nghị liên kết an ninh khu vực phía tây của phường gồm 7 cơ quan, trường học với 6 tổ dân phố; liên kết an ninh giữa 12 tổ nông nghiệp với hai bản Noong Khoang và Nậm Tộc của xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn. Các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh hoạt động của Câu lạc bộ thanh niên nói "không" với ma túy, CLB phòng ngừa tội phạm, CLB tìm hiểu pháp luật, ngăn chặn trẻ em làm trái pháp luật.
Đã có 18/33 tổ dân phố đăng ký giữ vững xây dựng khu dân cư an toàn không có ma túy, tệ nạn xã hội đến năm 2007, nhân rộng lên 20 tổ gắn với nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Đến nay, phường đã gắn biển cho 18 "cụm dân cư không có ma túy".
Kết quả đạt được thông qua cuộc vận động xây dựng hai mô hình đã nâng cao một bước ý thức cảnh giác của người dân, làm cho mọi người hiểu rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Qua đó, quần chúng đã cung cấp cho chính quyền, các cơ quan chức năng được 53 nguồn tin có giá trị, giúp điều tra xác minh được 15/18 vụ việc xảy ra trên địa bàn, đạt tỷ lệ 80%; giúp điều tra, truy xét triệt phá 1 điểm buôn bán ma túy, 5 vụ trộm cắp tài sản, thu giữ 3 xe đạp, 1 ắc quy máy ủi, 20m dây cáp điện.
Làm tốt phong trào này phải kể đến tổ 11 phường Pú Trạng, nằm ở khu vực sân vận động thị xã là địa bàn thường xảy ra nạn trộm cắp vặt, các vụ mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy. Tổ 11 đã thành lập ban bảo vệ dân phố thường xuyên tuần tra; thành lập 3 tổ tự quản, mỗi tổ gồm từ 13 - 18 hộ, 1 tổ hòa giải giúp ổn định trật tự trên địa bàn.
Hàng năm tổ chức diễn tập toàn dân vây bắt tội phạm để tăng cường sự phối hợp với cơ quan chuyên môn và các cơ quan, đoàn thể trong tổ. Năm 2006, nhân dân đã mai phục bắt 2 đối tượng trộm cắp dây cáp điện chuyển cơ quan công an điều tra xử lý kịp thời. Kinh nghiệm của phường Pú Trạng cho thấy, công tác tuyên truyền và vận động sự ủng hộ của nhân dân là nhân tố quan trọng quyết định thành công của phong trào, việc phát động mô hình phải hợp với tình hình thực tế và kết hợp với các cuộc vận động khác của Đảng, Nhà nước như xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện quy chế dân chủ, xóa đói giảm nghèo...
Từ kết quả và kinh nghiệm trong thực hiện phong trào, phường Pú Trạng xây dựng các cụm dân cư không có tệ nạn xã hội, phấn đấu năm nay có từ 70% tổ dân phố trở lên không có tệ nạn xã hội.
Thanh Bình
Các tin khác
YBĐT - Trạm Tấu giải quyết việc làm cho 325 lao động. Tỷ lệ sinh con thứ 3 ở thị xã Nghĩa Lộ giảm còn 2,69%
YBĐT - Lục Yên là huyện miền núi cuat tỉnh Yên Bái có tốc độ phát triển kinh tế- xã hội khá nhanh. Nhờ vậy, mà đời sống của người dân ở 24 xã, thị trấn trong huyện ngày càng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Song, bên cạnh của sự phát triển kinh tế- xã hội, cũng kéo theo những tệ nạn như ma tuý, mại dâm... diễn biến khá phức tạp, chưa thể kiểm soát hết được. Đó cũng là nguyên nhân chính HIV/AIDS lây nhiễm khá nhanh trên địa bàn huyện.
YBĐT - Những năm qua, thực hiện Chỉ thị 118-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng, khóa IV về “Củng cố tổ chức và tăng cường công tác của Hội Y học cổ truyền dân tộc Việt Nam trong giai đoạn mới”, Đảng bộ huyện Văn Yên đã lãnh đạo các chi, Đảng bộ cơ sở quán triệt học tập và triển khai sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện công tác xã hội hóa y học cổ truyền, góp phần xây dựng và phát triển Hội Y học cổ truyền ở Văn Yên ngày càng lớn mạnh.
YBĐT - Châu Quế Hạ là xã vùng cao của huyện Văn Yên (Yên Bái), có địa bàn rộng, dân cư không tập trung, giáp ranh với 3 xã trong huyện và 1 xã Nậm Thà huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn.