Giữ gìn bản sắc văn hoá Tây Bắc trong thời kỳ hội nhập

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/10/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trong bối cảnh đất nước mở cửa, hội nhập và phát triẻn kinh tế thị trường, cùng với tác động tích cực là những tác động tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến những nét văn hoá đặc trưng của các dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc.

Tó mắc lẹ - Trò chơi dân gian của đồng bào Thái vùng Mường Lò (tỉnh Yên Bái) được bảo tồn. (Ảnh: Thành Trung).
Tó mắc lẹ - Trò chơi dân gian của đồng bào Thái vùng Mường Lò (tỉnh Yên Bái) được bảo tồn. (Ảnh: Thành Trung).

Một số vấn đề bức xúc

 

Theo Phó giáo sư, Tiến sỹ (PGS,TS) Trương Quốc Bình - Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, hiện nay đời sống văn hoá - xã hội của các dân tộc thiểu số Tây Bắc đang chịu sự biến động khá dữ dội. Cùng với đời sống vật chất đã được thay đổi thì su hướng chạy theo văn hoá vật chất, coi nhẹ giá trị truyền thống đã nảy sinh.

 

Trong cuộc hội thảo "Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống, tinh thần thượng võ của các dân tộc vùng Tây Bắc thời kỳ hội nhập" được tổ chức tại tỉnh Yên Bái, PGS, TS Trương Quốc Bình đã nêu lên nhiều ví dụ cụ thể của vấn đề này.  Theo ông, hiện nay, văn hoá Thái đang trải qua nhiều thách thức về nhiều mặt. Về ở, người Thái đã tự cải tiến và thay đổi kiến trúc khá nhiều, đã đánh mất kiểu kiến trúc mái hồi "vòm khum mai rùa" và Khan cút đặt ở hai bên đầu đốc. Bổ hai chi tiết này thì nhà sàn người Thái Đen mất hẳn tính đặc trưng tiêu biểu.

 

Về mặc, trang phục của người Thái phân biệt theo giới, theo ngày thường và lễ hội, khi chết, lúc để tang, lúc đi làm ngoài đồng, khi chưa thành niên và trưởng thành… nhưng ngày nay xu hướng âu hoá cũng đã xuất hiện. Nhiều đám cưới của người Thái, cô dâu mặc váy nhiều tầng, đám cưới được trang trí phông chữ, loa đài, nhạc sống… khiến nét văn hoá của người Thái mất dần.

 

Trong vùng Tây Bắc, mạng lưới trường THPT chưa đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Hiện nay, bình quân cả nước, mỗi huyện có 3,2 trường thì ở các tỉnh miền núi phía Bắc mới có 1,9 trường/huyện. Số lượng các phòng học tạm bằng tranh, tre còn nhiều… Trong khi tỷ lệ lưu ban  bậc học THCS toàn quốc là 1,05% và bỏ học là 5,81% thì ở Tây Bắc, tỷ lệ đó là 1,22% và 8,22%. Tính trung bình học sinh hoàn thành 4 lớp THCS mất 5,4 năm. Đây là một lãng phí lớn, ảnh hưởng tiến độ phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH - HĐN.

(Đề tài: "Đời sống văn hoá và su hướng phát triẻn văn hoá của một số dân tộc vùng Tây Bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ trong quá trình CNH, HĐH" của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).

Một số vấn đề khác liên quan đến sự biến động của văn hoá truyền thống các dân tộc Tây Bắc cũng được PGS, TS Trương Quốc Bình đề cập, đó là: Rừng cạn kiệt đã gây ra tình trạng di dân tự do và người dân cũng không có gỗ để làm nhà truyền thống; tình trạng dân số tăng nhanh trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Bắc với nguyên nhân chính là do trình độ dân trí thấp, nhu cầu về lao động đã khiến cho cuộc sống của đồng bào thêm khó khăn. Hệ thống thiết chế văn hoá thông tin và cơ sở vật chất tuy đã hình thành nhưng chưa có sự quy hoạch dài hạn nên thiếu sự đồng bộ.

 

Mặt khác, sự nghiệp giáo dục - đào tạo cũng đang bộc lộ những bất cập. Mạng lưới trường, lớp nhất là trường THCS chưa đảm bảo cho việc phát triển giáo dục ở vùng dân tộc, tỷ lệ huy động trẻ em dân tộc thiểu số đi học còn thấp và không đồng đều giữa các dân tộc.

 

Đôi điều kiến nghị

 

Trước những tồn tại và bức xúc trong đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Bắc, PGS, TS Trương Quốc Bình đã nêu lên một số kiến nghị giải pháp phát triển văn hoá của cộng đồng các dân tộc khu vực Tây Bắc. Trước hết cần tập trung triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", gắn việc thực hiện phong trào làm cơ sở xây dựng văn hoá làng, bản, xây dựng gia đình văn hoá, làng, bản văn hoá.

 

Cần đẩy mạnh việc nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho nhân dân khu vực Tây Bắc, chú trọng đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, vùng sâu, vùng xa bằng nhiều hình thức, khích lệ nhân dân sáng tạo giá trị văn hoá và tự tổ chức các hoạt động văn hoá mang tính công đồng. Đẩy mạnh việc xây dựng các thiết chế văn hoá, chú trọng đổi mới nội dung sinh hoạt của hệ thống nhà văn hoá, nhà triển lãm, khu vui chơi, giải trí, phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân.

 

Cùng với đó, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển văn hoá,nghệ thuật các dân tộc thiểu số, thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ và phát huy kho tàng di sản văn hoá dân tộc. Mặt khác, các cấp uỷ Đảng, chính quyền cần làm tốt việc khuyến khích các hình thức xã hội hoá các hoạt động văn hoá nghệ thuật, hoàn chỉnh hệ thống mạng lưới các trường văn hoá nghệ thuật, ưu tiên đào tạo đội ngũ trí thứcvăn hoá cho các dân tộc thiểu số…

 

Khánh Linh

 

Các tin khác

YBĐT - Yên Bái là tỉnh miền núi, có 30 dân tộc anh em với 730.000 người cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm gần 50%, có 3 tôn giáo chính tồn tại là: đạo Phật, đạo Thiên chúa và Đạo Tin lành với số lượng khoảng trên 53.000 người, có hệ thống tín ngưỡng tộc người đa dạng.

YBĐT - Ngày 30/10, Ban chỉ đạo Dự án phòng chống HIV/AIDS tỉnh Yên Bái do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động 9 tháng.

YBĐT - Từ năm 2005 trở lại đây, số người chết do bệnh dại ở tỉnh Yên Bái đang có chiều hướng gia tăng đáng lo ngại, gây thiệt hại lớn về tính mạng và tiền của của người dân: năm 2003 là 1 người, năm 2004 là 1 người, năm 2005 là 3 người, năm 2006 là 6 người.

Giữ yên hồ Thác Bà. (Ảnh Thanh Miền)

YBĐT - Hán Đà là xã hạ huyện Yên Bình (Yên Bái), nằm giáp ranh giữa Yên Bái với các tỉnh Tuyên Quang và Phú Thọ. Phía Tây giáp vùng hồ Thác Bà nhiều tiềm năng, lại có quốc lộ 37 chạy qua khu trung tâm, tạo cho xã nhiều điều kiện để phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục