Thực hiện đề án "chuẩn quốc gia về y tế xã" ở Mù Cang Chải

Không ít "chuẩn" khó duy trì và có thể hoàn thành

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/2/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Sau 3 năm từ 2005 đến 2007 thực hiện đề án xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã có 5 xã được UBND tỉnh công nhận đạt xã chuẩn quốc gia về y tế.

Cán bộ trạm ytế xã Cao Phạ (Mù Cang Chải) khám sức khỏe cho bà con các dân tộc.
Ảnh: văn tuấn
Cán bộ trạm ytế xã Cao Phạ (Mù Cang Chải) khám sức khỏe cho bà con các dân tộc. Ảnh: văn tuấn

Trong đó, xã La Pán Tẩn đạt chuẩn năm 2006 và năm 2007 có 2 xã đạt chuẩn là Nậm Có và Púng Luông. Việc xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã, đã góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hóa chăm sóc sức khỏe nhân dân. Cơ sở hạ tầng của nhiều trạm được đầu tư và nâng cấp, sửa chữa hoàn thiện. Trang thiết bị y tế được bổ sung, đáp ứng yêu cầu của trạm y tế xã. Các chương trình y tế triển khai có hiệu quả, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Người dân địa phương được hưởng lợi từ xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ngày một được cải thiện, giúp nhân dân yên tâm sản xuất phát triển kinh tế gia đình, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư.

Tuy vậy, kết quả thực hiện ở các chuẩn mới đạt từ 82 đến 86,7 điểm trong khi đó điểm chuẩn là 100 điểm. Một số chuẩn như: xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản... chưa thực sự đảm bảo tính bền vững. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo huyện thì chỉ có chuẩn 3, 4, 5, 9 và chuẩn 10 là có thể hoàn thành và duy trì được, còn các chuẩn khác khó thực hiện, bởi nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền xã và một số ban, ngành vẫn coi đó là công việc của ngành y tế nên chưa thực sự vào cuộc.

Năm 2008, huyện Mù Cang Chải có thêm 2 xã Khao Mang và Chế Cu Nha đăng ký xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã. Để hoàn thành mục tiêu đề án, Ban chỉ đạo của huyện đã đề ra các giải pháp, cụ thể là: tiếp tục tuyên truyền về lợi ích của việc xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế để các xã, các ngành và nhân dân tích cực hưởng ứng; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến xã, thôn bản trong việc chỉ đạo, giám sát thực hiện chuẩn quốc gia về y tế xã; bổ sung thêm nhân lực cho các trạm y tế đảm bảo đủ số lượng cán bộ và nâng cao chất lượng hoạt động của nhân viên y tế thôn bản, đảm bảo chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

Vì vậy, việc hoàn thành chuẩn I là xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác truyền thông giáo dục sức khỏe là hết sức khó khăn. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, xử lý phân gia súc và xử lý rác thải còn thấp. Nhiều nhà được hỗ trợ làm nhà vệ sinh nhưng lại không sử dụng hoặc lại không bảo quản cẩn thận để gia súc phá hoại; vẫn còn những hộ không chịu làm chuồng trại chăn nuôi xa nhà ở, phân gia súc gia cầm chưa được xử lý, gây mất vệ sinh môi trường làng, bản, nhất là về mùa mưa. Đây chính là những khó khăn trong chuẩn II về vệ sinh phòng bệnh.

Về chuẩn VI, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản gặp rất nhiều khó khăn do phong tục tập quán của người dân chưa có thói quen thường xuyên kiểm tra sức khỏe cũng như việc phụ nữ mang thai đi khám thai định kỳ và phụ nữ ngại tiếp xúc hoặc xấu hổ khi đi khám bệnh. Về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị đã được đầu tư nâng cấp, song số phòng theo quy định và các công trình phụ trợ còn thiếu, trang thiết bị yếu. Bên cạnh đó, số lượng cán bộ chưa đầy đủ, năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.

Cùng với các giải pháp nêu trên, ban chỉ đạo các cấp cần tiếp tục chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về công tác chỉ đạo một cách đồng bộ. Bên cạnh đó, các ban ngành, thành viên cần chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp cùng ngành Y tế thực hiện các nội dung có liên quan đến chuẩn quốc gia về y tế như: xây dựng làng văn hóa sức khỏe; đẩy mạnh truyền thống dân số vệ sinh môi trường, nước sinh hoạt; giải quyết chế độ chính sách về kinh phí cho trạm y tế, phụ cấp y tế thôn bản; xây dựng và nâng cấp cơ sở trạm y tế phù hợp, đảm bảo đủ các phòng chức năng...

Thanh Xuân

Các tin khác

YBĐT - Ủy ban DS-GĐ&TE huyện Trấn Yên (Yên Bái) có 4 cán bộ ở huyện, 29 cán bộ chuyên trách ở 29 xã, thị trấn và 325 cộng tác viên dân số ở các thôn, bản.

YBĐT - Nằm ở trung tâm huyện lỵ Văn Chấn (Yên Bái), xã Sơn Thịnh có địa bàn rộng, lại giáp ranh với nhiều xã như: Suối Bu, Đồng Khê, Suối Giàng, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ. Do vậy, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội những năm trước đây ở Sơn Thịnh tương đối phức tạp.

Tính đến ngày 14-2, các tỉnh, thành phố phía Bắc đã phải chịu đợt rét đậm, rét hại kéo dài 33 ngày; và đợt rét “chết cò” kéo dài chưa từng có này khả năng sẽ chấm dứt vào ngày 18-2 tới.

Trời lạnh, coi chừng chết khi tắm

Cảnh thường thấy trên đoạn đường đèo vừa bị băng phủ kín.

Đỉnh đèo Hoàng Liên Sơn vừa tắc cả đoạn dài. Băng phủ dày chục cm trên đường, bám đầy nóc và kính xe. Ôtô bị mất lái xoay ngang, tông phải ta-luy, văng ra lề đường. Dắt xe máy qua đây cực kỳ khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục