Năm 2008, trình Chính phủ đề án Quỹ bồi thường tai nạn lao động

  • Cập nhật: Thứ ba, 1/4/2008 | 12:00:00 AM

Sau khi ANTĐ đăng loạt bài phản ánh về tình trạng “Nhức nhối tai nạn lao động”, ông Phạm Gia Lượng - Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động - Bộ LĐTB&XH có cuộc trao đổi với phóng viên ANTĐ xung quanh việc đưa ra giải pháp hữu hiệu đảm bảo ATLĐ, cũng như biện pháp hỗ trợ nhằm giảm thiệt thòi cho người LĐ.

PV: Chương trình quốc gia về Bảo hộ lao động, An toàn lao động, Vệ sinh lao động (2006 - 2010) đặt ra mục tiêu giảm 5% tần suất TNLĐ trong ngành nghề có nguy cơ cao như khai thác khoáng sản, xây lắp công nghiệp… Mục tiêu đó đã được Bộ LĐTB&XH thực hiện như thế nào, thưa ông?

- Ông Phạm Gia Lượng: Năm 2006, sau khi Thủ tướng phê duyệt Chương trình quốc gia về Bảo hộ lao động, Bộ LĐTB&XH không có nhiều hoạt động. Có 3 lý do:

Thứ nhất, chương trình được phê duyệt vào thời điểm cuối năm.

Thứ hai, chưa có sự phối hợp giữa các Bộ, ngành như LĐTB&XH, NN-PTNN, Tổng LĐLĐVN... trong việc thực hiện.

Thứ ba, chưa xây dựng dự án triển khai cũng như dự kiến phê duyệt kinh phí...

Do đó, năm 2006 - năm đầu triển khai Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ, nhưng lại có rất ít hoạt động diễn ra.

- PV: Thưa ông, trong lúc chờ các Bộ, ngành kết hợp triển khai Chương trình, TNLĐ vẫn có chiều hướng gia tăng?

- Ông Phạm Gia Lượng: Một thách thức lớn đối với Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng như công tác đảm bảo ATVSLĐ hiện nay là sự tăng nhanh số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực làng nghề, kinh tế trang trại, kéo theo sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp với trình độ học vấn hạn chế.

Số lao động này chưa quen với tác phong công nghiệp, thiếu hiểu biết về các mối nguy hiểm cần đề phòng trong quá trình lao động, sản xuất. Đối với các quốc gia khi bước vào thời ký phát triển công nghiệp thì TNLĐ và bệnh nghề nghiệp đều có xu hướng tăng, Việt Nam cũng không ngoài ngoại lệ này.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã đưa ra dự đoán: Với thực trạng về môi trường LĐ như hiện nay, đến năm 2010 ở nước ta mỗi năm sẽ có khoảng 120 - 130 nghìn vụ TNLĐ và số người bị chết vì TNLĐ chiếm khoảng 10% (1.200 - 1.300 người chết) và thiệt hại lên đến 4% GDP.

Theo thống kê mới nhất năm 2007, cả nước xảy ra gần 6.000 vụ TNLĐ, trong đó 505 vụ gây chết người với 621 người chết.

Thực tế, số vụ TNLĐ và số người bị nạn phải nhiều hơn nữa, vì chỉ có không quá 8% doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh báo cáo, nếu 100% thực hiện báo cáo TNLĐ thì số liệu người bị nạn và tử vong do TNLĐ có thể trùng khớp với dự đoán của ILO. PV: Chúng ta phải có biện pháp hữu hiệu nào để doanh nghiệp tham gia báo cáo tai nạn lao động và bảo vệ quyền lợi của NLĐ khi bị TNLĐ và bệnh nghề nghiệp (BNN), thưa ông?

- Ông Phạm Gia Lượng: Có 2 lý do khiến người sử dụng LĐ không báo cáo số liệu đầy đủ về các vụ TNLĐ là: Chế tài chưa đủ mạnh để răn đe và cơ chế chưa khuyến khích người sử dụng LĐ báo cáo.

Năm 2006, Hội nghị ASEAN + 1 được diễn ra tại Trung Quốc để bàn về ưu, nhược điểm trong việc thành lập Quỹ bồi thường tai nạn thương tích.

Quỹ này thể hiện tính ưu việt hơn so với cách người sử dụng LĐ vừa đóng BHXH cho người LĐ, vừa chi trả bồi thường hoặc trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp cho người LĐ như nước ta hiện nay.

Hiện nay hình thức chi trả bồi thường hoặc trợ cấp trực tiếp từ người sử dụng LĐ không còn được áp dụng trong khu vực cũng như tại nhiều nước. Nó đã được chuyển sang mô hình xây dựng Quỹ bồi thường.

Nghĩa là, một trong những điều kiện bắt buộc doanh nghiệp khi đi vào kinh doanh phải đóng tiền bồi thường tai nạn. Việc này cũng đồng nghĩa với việc chia sẻ rủi ro về gánh nặng kinh tế khi TNLĐ xảy ra…

Từ việc lập Quỹ như các nước đã áp dụng cho thấy, sau khi chi trả hằng năm, số dư Quỹ còn nhiều, có thể tái đầu tư từ xa cho công tác ATVSLĐ thông qua hình thức huấn luyện, nghiên cứu biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và thành lập hệ thống các trung tâm phục hồi chức năng cho người LĐ bị TNLĐ…

Trong năm nay Bộ LĐTB&XH sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập Quỹ bồi thường tai nạn lao động, hy vọng năm 2010, năm kết thúc Chương trình Quốc gia về BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ chúng ta sẽ xây dựng xong Quỹ bồi thường TNLĐ.

(Theo ANTĐ)

Các tin khác

Bộ GDĐT ngày 31.3 cho biết, bộ vừa ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh (ban PHHS).

Đại tướng Lê Văn Dũng - Bí thư T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam đến thăm và tặng quà cho tự vệ Công ty.

YBĐT - Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Lao động hạng Ba mà Đảng và Nhà nước đã trao tặng nhiều năm qua, cán bộ công nhân viên, lực lượng tự vệ Công ty Quản lý đường sắt Yên Lào đã liên tục hoàn thành nhiệm vụ được giao trên cả hai lĩnh vực sản xuất giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao.

YBĐT - Thôn văn hóa Tà Sùa - một thôn người Mông định cư từ lâu đời, nằm trên vùng đầu nguồn hai con suối Tà Sùa và Nậm Tung. Đây là thôn đầu tiên được chọn xây dựng làng văn hóa điểm ở xã Bản Công (huyện Trạm Tấu).

Ban Thường vụ Hội Khuyến học tỉnh tặng bằng khen cho các tập thể đạt thành tích xuất sắc trong phong trào khuyến học của tỉnh.

YBĐT - Sau 7 năm đi vào hoạt động, nhất là từ năm 2002 đến 2007, Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái đã có nhiều hoạt động thiết thực, có chiều sâu, làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương nhanh chóng hình thành mạng lưới tổ chức Hội rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục