Để quản lý, khai thác và sử dụng tủ sách pháp luật hiệu quả

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/3/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Từ năm 2008, thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, sau 10 năm thực hiện đến nay, 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái đã xây dựng được tủ sách pháp luật.

Việc khai thác tủ sách pháp luật ở cơ sở đã góp phần nâng cao kiến thức pháp luật cho người dân. Tuy nhiên, với những đặc thù của một tỉnh miền núi, trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, việc người dân dành thời gian đến tìm hiểu, khai thác tủ sách pháp luật còn nhiều hạn chế, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Vì thế, làm gì để việc quản lý, khai thác và sử dụng tủ sách pháp luật được hiệu quả đang được đặt ra.

Trên thực tế, tủ sách pháp luật ở cơ sở đều được đặt ở vị trí thuận tiện tại UBND các xã, phường, thị trấn và đã xây dựng được nội quy, quy chế trong việc khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật, có sổ theo dõi các đầu sách bổ sung và đầu sách mượn nhằm quản lý chặt chẽ sách. Trung bình mỗi tủ sách pháp luật có từ 50 đầu sách trở lên và hàng năm đều được các cấp chính quyền quan tâm, bổ sung các đầu sách mới.

Trong số đó, chủ yếu vẫn là các bộ luật, luật, pháp lệnh và các văn bản pháp luật mới ban hành, các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và địa phương. Đây là một thuận lợi cho người dân được tiếp cận với chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước một cách nhanh nhất, trực tiếp nhất vì nhu cầu và lợi ích của chính mình.

Tuy nhiên, cũng có thể thấy, tủ sách pháp luật ở cơ sở chưa được người dân quan tâm, khai thác, sử dụng một cách triệt để, phát huy hết tác dụng của nó trong đời sống xã hội. Do đời sống còn nhiều khó khăn, người nông dân dành phần lớn thời gian cho công việc đồng áng, làm ăn kinh tế, bởi thế việc họ tới trụ sở UBND xã để tìm hiểu chính sách pháp luật là rất hạn chế.

Cũng vì lý do này mà số lượng người tới tìm hiểu tại tủ sách pháp luật chủ yếu vẫn là cán bộ xã, cán bộ hưu trí khi có nhu cầu tìm hiểu vấn đề mình quan tâm, liên quan tới lợi ích thiết thân của bản thân và những người trong gia đình. Cũng có cơ sở năng động bằng cách cho mượn sách, báo về nhà nghiên cứu, thay vì ngồi đọc tại chỗ, bởi hầu hết ở cơ sở đều chưa có phòng đọc. Hơn thế, nguồn kinh phí dành cho việc quản lý tủ sách pháp luật còn hạn hẹp, cán bộ làm công tác quản lý chưa được tập huấn nhiều về nghiệp vụ hướng dẫn, khai thác, quản lý tủ sách, dẫn tới tình trạng tủ sách hư hỏng, thất thoát vẫn còn xảy ra...

Đó là những tồn tại khiến cho tủ sách pháp luật chưa phát huy được hết tác dụng trong việc nâng cao kiến thức pháp luật cho người dân, nên tình trạng người dân vi phạm pháp luật vì thiếu hiểu biết vẫn còn xảy ra nhất là ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc, nơi có trình độ dân trí thấp.

Chính vì thế, để tủ sách pháp luật thực sự góp phần nâng cao kiến thức cho người dân, cần có những cách khai thác hiệu quả hơn tuỳ điều kiện cụ thể của mỗi địa phương. Trong đó, việc biên soạn những nội dung thiết thực, cụ thể liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân để giới thiệu trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở là một kênh quan trọng chuyển tải đến người dân một cách trực tiếp.

Tuy nhiên, đối với vùng cao, nơi điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều bất cập thì việc tuyên truyền miệng là thiết thực hơn cả. Phát huy đội ngũ tuyên truyền viên nghiên cứu, biên soạn tài liệu từ tủ sách pháp luật về các văn bản pháp luật mới ban hành, các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước phổ biến, tuyên truyền tới người dân thông qua các cuộc họp thôn, bản, tổ dân phố; lồng ghép vào nội dung sinh hoạt của các câu lạc bộ "Tiền hôn nhân", "Trợ giúp pháp lý", " Nông dân với pháp luật"... Hơn hết, để có thể làm được như vậy, rất cần một nguồn kinh phí nhất định và sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền cho hoạt động của tủ sách pháp luật ở cơ sở.

H.A

Các tin khác
Cán bộ Trạm Y tế xã Bản Công khám sức khỏe cho người dân. Ảnh Quỳnh Nga

YBĐT - Sau hơn 3 năm triển khai Đề án chuẩn quốc gia về y tế xã (CQGVYTX) giai đoạn 2005 - 2010 đã giúp các cấp chính quyền địa phương và người dân Trạm Tấu (Yên Bái) thấy rõ trách nhiệm cũng như lợi ích của việc xây dựng chuẩn. Dẫu vậy, con đường thực hiện CQGVYTX ở Trạm Tấu vẫn còn lắm gian nan.

YBĐT - Qua điều tra các vụ TNLĐ, phần lớn người sử dụng lao động đều đổ lỗi cho người lao động “không chấp hành quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn”. Tuy nhiên nhìn từ các nhà quản lý và người lao động mới thấy hết sự thiếu trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tuyển và sử dụng lao động.

Từ ngày 1/1/2009 đến hết 30/4/2009 tỉnh Yên Bái sẽ tiến hành điều tra cơ bản, toàn diện, thống kê chính xác số người nghiện trên toàn địa bàn tỉnh, đảm bảo 100% người nghiện ma túy được đưa vào danh sách, có hồ sơ theo dõi quản lý với nhiều thông tin liên quan.

Các bộ ytế huyện Yên Bình lấy máu xét nghiệm HIV.

YBĐT - Tính đến tháng 02/2009, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Yên Bái phối hợp với các đơn vị trên địa bàn tổ chức điều trị bằng thuốc kháng virus ARV cho 190 trường hợp trong đó có 56 nữ, 7 trẻ em dưới 13 tuổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục