Mô hình tư vấn chuyển đổi ngành nghề cho trẻ em ở Nghĩa Lợi:

Góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/3/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Theo báo cáo của UBND xã Nghĩa Lợi, huyện Văn Chấn (Yên Bái), toàn xã có 22 cháu ở độ tuổi từ 13 đến 16 tuổi đang có nguy cơ phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại nguy hiểm. Hầu hết số này đều có hoàn cảnh éo le, đã có 9 trẻ bỏ học. Tất cả các cháu thuộc diện gia đình khó khăn, bố hoặc mẹ đau yếu, có những cháu mồ côi cha hoặc mẹ.

Không xa, thậm chí rất gần trung tâm thị xã Nghĩa Lộ, song Nghĩa Lợi lại là một trong những xã nghèo nhất nhì của thị xã, tính theo chuẩn nghèo cũ thì tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 50%. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt đối với công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Yên Bái đã đánh giá, xã Nghĩa Lợi có tỷ lệ trẻ bỏ học và phải lao động trước tuổi tương đối cao.

Một lớp học thêu cho trẻ em gái ở thị xã Nghĩa Lộ.

Theo báo cáo của UBND xã Nghĩa Lợi, xã có 22 cháu ở độ tuổi từ 13 đến 16 tuổi đang có nguy cơ phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại nguy hiểm. Hầu hết số này đều có hoàn cảnh éo le, đã có 9 trẻ bỏ học. Tất cả các cháu thuộc diện gia đình khó khăn, bố hoặc mẹ đau yếu, có những cháu mồ côi cha hoặc mẹ. Vừa phải tìm kế mưu sinh vừa phải lo thuốc thang cho bố mẹ, các cháu đã nghỉ học để làm mọi việc có thể như đi nhặt rác, khai thác cát sỏi thuê.

Với mục đích nâng cao nhận thức cho các gia đình trong việc hướng cho trẻ em có một cuộc sống, tương lai tốt đẹp, được sự giúp đỡ của Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội), Sở Lao động –Thương binh & Xã hội Yên Bái đã chọn Nghĩa Lợi để triển khai xây dựng thí điểm mô hình tư vấn cho cha mẹ về chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, tạo việc làm,  thu nhập nhằm ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm.

Đã có hai hội nghị, hội thảo về rà soát để phát hiện mô hình và hoàn thiện mô hình với sự tham gia của UBND thị xã, các ban, ngành chuyên môn của thị xã Nghĩa Lộ và UBND xã Nghĩa Lợi, Trung tâm Dạy nghề thị xã Nghĩa Lộ. Qua hội thảo, mô hình được thống nhất là tư vấn cho cha mẹ về chuyển đổi sang nghề thêu thổ cẩm truyền thống.

Hội thảo cũng đã thống nhất phân công đơn vị chịu trách nhiệm tư vấn về truyền nghề, kỹ thuật và liên hệ các đầu mối doanh nghiệp đặt hàng, tiêu thụ sản phẩm là Trung tâm Dạy nghề thị xã Nghĩa Lộ. Giúp các gia đình, nhất là các em nắm bắt nội dung, kiến thức cơ bản trong chuyển đổi nghề nghiệp, 22 hộ gia đình có 22 em nhỏ đã được cán bộ Sở Lao động - Thương binh & Xã hội giới thiệu mô hình, tập huấn những quy định của pháp luật về lao động trẻ em, kỹ năng chuyển đổi cơ cấu nghề và bộ tài liệu về thêu thổ cẩm truyền thống.

Ban quản lý mô hình xã và nghệ nhân nghề thêu thổ cẩm của doanh nghiệp kinh doanh hàng thổ cẩm Pầng Loan tại thị xã Nghĩa Lộ trực tiếp truyền nghề, định hướng về cách thức sản xuất hàng hóa tại gia đình, trước mắt là gia công thuê cho doanh nghiệp. Sau lớp tập huấn cơ bản tại xã, các gia đình tiếp tục tự học nghề bằng tài liệu và dưới sự hỗ trợ trực tiếp của nghệ nhân, một tuần đến nhóm gia đình một lần để thăm và hướng dẫn thêm.

Từ tháng 10 năm 2008 đến nay, mô hình này bước đầu đã đạt những kết quả nhất định. Trong số 22 em, đã có 2 em trai được Trung tâm Dạy nghề thị xã Nghĩa Lộ nhận vào học việc sữa chữa cơ khí và cam kết sẽ tuyển dụng sau khi hoàn thành chương trình học; số còn lại, mỗi ban, ngành thành viên tình nguyện nhận đỡ đầu 2 em.

Hằng tháng, hằng quý và ngày lễ, tết, các em cũng được địa phương thăm hỏi, tặng quà. Nhờ đó, 9 em đã trở lại trường, lớp tiếp tục học tập và sau mỗi buổi đến trường có thể tham gia lớp thêu thổ cẩm thay việc phải đi lao động thuê, kiếm sống như trước.

Có thể nói, mô hình đã phần nào cải thiện và giảm thiểu đáng kể tình trạng trẻ phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại nguy hiểm giúp xã Nghĩa Lợi xây dựng mục tiêu chiến lược về chăm sóc, bảo vệ trẻ em cho những giai đoạn tiếp theo.

Thanh Tân

Các tin khác

YBĐT - Từ năm 2008, thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, sau 10 năm thực hiện đến nay, 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái đã xây dựng được tủ sách pháp luật.

Cán bộ Trạm Y tế xã Bản Công khám sức khỏe cho người dân. Ảnh Quỳnh Nga

YBĐT - Sau hơn 3 năm triển khai Đề án chuẩn quốc gia về y tế xã (CQGVYTX) giai đoạn 2005 - 2010 đã giúp các cấp chính quyền địa phương và người dân Trạm Tấu (Yên Bái) thấy rõ trách nhiệm cũng như lợi ích của việc xây dựng chuẩn. Dẫu vậy, con đường thực hiện CQGVYTX ở Trạm Tấu vẫn còn lắm gian nan.

YBĐT - Qua điều tra các vụ TNLĐ, phần lớn người sử dụng lao động đều đổ lỗi cho người lao động “không chấp hành quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn”. Tuy nhiên nhìn từ các nhà quản lý và người lao động mới thấy hết sự thiếu trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tuyển và sử dụng lao động.

Từ ngày 1/1/2009 đến hết 30/4/2009 tỉnh Yên Bái sẽ tiến hành điều tra cơ bản, toàn diện, thống kê chính xác số người nghiện trên toàn địa bàn tỉnh, đảm bảo 100% người nghiện ma túy được đưa vào danh sách, có hồ sơ theo dõi quản lý với nhiều thông tin liên quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục