Đoàn xã Nậm Lành: Còn đó những khó khăn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/3/2009 | 12:00:00 AM

YBĐT - Trong nhiều năm qua công tác đoàn của xã vùng cao Nậm Lành, huyện Văn Chấn (Yên Bái) vẫn chỉ hòa trong một vài phong trào chung chứ chưa có những bước đột phá trong việc tìm hướng để thoát nghèo cho đoàn viên. Không phải các ĐVTN thiếu nhiệt huyết, thiếu ý chí vươn lên thoát nghèo mà bởi thiếu vốn, thiếu các điều kiện phục vụ sản xuất nên tỷ lệ ĐVTN nghèo trong xã vãn tương đối cao, chiếm tới 60%.

Anh Hiền đang chăm sóc diện tích chè kinh doanh của gia đình.
Anh Hiền đang chăm sóc diện tích chè kinh doanh của gia đình.

Hiện toàn xã có 117 đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tham gia sinh hoạt tại 9 chi đoàn. Cũng như nhiều cơ sở đoàn khác trong huyện Văn Chấn, trong nhiều năm qua các hoạt động phong trào bề nổi luôn được chú trọng. Tuy nhiên, toàn xã chưa có được một mô hình của ĐVTN về phát triển kinh tế, nhận thức của đoàn viên ở các chi đoàn còn hạn chế nên việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề cho các ĐVTN hầu như chưa mang lại hiệu quả.

Thêm một khó khăn  nữa là hệ thống giao thông, thông tin liên lạc bị chia cắt, có nhiều thôn lại chia thành nhiều bản nằm rải rác không tập trung nên mỗi khi có việc quan trọng cần tập hợp ĐVTN rất khó khăn.

Muốn có được một buổi sinh hoạt chi đoàn theo định kỳ, Bí thư chi đoàn phải lặn lội thông báo mất hai ngày để tập hợp đủ số lượng ĐVTN. Song khi sinh hoạt thì vắng đến quá nửa bởi nhiều nguyên nhân như đang hái dở lứa chè, trồng dở nương sắn… Điều đó đã dẫn đến tình trạng, các đoàn viên thanh niên chỉ hoạt động theo nhiệt huyết và bằng cả trái tim của tuổi trẻ chứ không mặn mà gì với công tác đoàn.

Theo anh Lý Kim Minh - Bí thư Đoàn xã thì 100% đoàn viên thanh niên trong xã chỉ ở nhà làm nương, trồng rừng, trồng chè, không có ai đi làm ăn xa, hoạt động đoàn ở đây cũng theo thời vụ, tức là có việc gì thì làm và xong rồi là thôi chứ không tính đến chuyện có tính hiệu quả, tính bền vững hay không. Đơn cử như tháng thanh niên năm 2009 này, theo kế hoạch của huyện đoàn thì đoàn xã phải ra quân làm một công trình nào đó để chào mừng tháng thanh niên. Song để có được một công trình theo đúng nghĩa thật không đơn giản bởi chỉ có thể tập hợp ĐVTN dọn dẹp, phát quang một số đướng liên thôn liên xã. Bên cạnh đó việc

Phát huy tính năng động trong phong trào lập than lập nghiệp của ĐVTN, Ban chấp hành Đoàn xã đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động, phong trào phát triển kinh tế, tiềm năng về đất về người không thiếu song cái thiếu nhất với ĐVTN của xã vùng 3 này chính là công cụ và phương thức sản xuất. Nhiều ý tưởng, nhiều sáng kiến về phát triển kinh tế loá sáng rồi lại tắt ngấm.

Được biết trong những năm vừa qua, ĐVTN trong xã chưa đựợc tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi nào. Nếu muốn vay được vốn để phát triển kinh tế, hoặc là thông qua gia đình, hoặc bằng cách nào đó nhờ uỷ thác vay qua tổ chức hội, đoàn thể trong xã.

Mô hình nuôi bò thịt của gia đình đoàn viên Lý Minh Hiền, bí thư chi đoàn thôn Nậm Kịp được đánh giá là một trong những mô hình tiêu biểu trong phong trào thanh niên lập nghiệp của vùng cao. Song con đường đến với những thành quả như hôm nay của Hiền không đơn giản.

Là một trong những người học cao nhất nhì của thôn, nhà nghèo Hiền đành gác ước mơ theo học chuyên nghiệp để phụ giúp cha mẹ làm kinh tế gia đình.

Lập gia đình, ra ở riêng năm 2000, của nả cha mẹ cho là hơn 500 mét đất đồi rừng để làm vốn. Không chịu đầu hàng số phận, từ trồng ngô, trồng sắn tích góp rồi tự mình mày mò ưom chè giống để trồng rồi nuôi thêm con gà để tích luỹ vốn cho ước mơ nuôi bò thịt của gia đình. Song số tiền tích góp không đủ mua được mộ con bò, chạy đôn chạy đoá không thành cuối cùng Hiền đã vay đựoc 5 triệu đồng từ Ngân hành Cính sách Xã hội với việc thế chấp sổ đỏ của gia đình. Dồn tất cả vốn liếng cộng với 5 triệu  vay được, anh đã mua 2 con bò làm giống từ năm 2000, đến nay đàn bò của anh đã có 10 con, trong 8 năm qua anh đã bán được 5 con bò thu lãi cả trục triệu đồng.

Hiền cho biết ý định làm giàu của gia đình anh không dừng lại tại đó mà mong muốn sẽ nuôi thêm dê và trồng rừng kinh tế, song vốn ít, muốn vay thêm với lãi suất ưuđãi quả là khó bởi nếu trồng rừng kinh tế ít nhất phải 5 – 7 năm rừng mới cho thu hoạch, nuôi dê cũng phải hai năm. Vậy trong thời gian đó lấy gì mà trả lãi, lãi suất ưu đã thì không nói chứ nếu lãi cao thì quả là không dám đầu tư. Và trong số rất nhiều bạn trẻ ở địa phương vùng cao này chỉ rất ít người như Hiền mới dám thực hiện ước mơ của mình mà thôi.

Để phong trào đoàn ở Nậm Lành đi vào chiều sâu và có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực thì các cấp bộ Đoàn và chính quyền xã cần phải ưu tiên và khuyến khích những ĐVTN có ý chí, có nghị lực thoát nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho các ĐVTN được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình, tạo điều kiện thuận lợi cho các ĐVTN trong xã giao lưu học hỏi kinh nghiệm, mô hình, sáng kiến trong phát triển kinh tế. Có như vậy, công tác đoàn ở Nậm Lành sẽ từng bước khắc phục khó khăn, đưa phong trào đoàn lên một tầm cao mới.

Thanh Tân

Các tin khác

Thanh tra tỉnh Yên Bái vừa sơ kết thực hiện Đề án 3-212/QĐ- TTg của tỉnh Yên Bái về “Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn” trên địa bàn tỉnh.

Sau một thời gian trì hoãn vì thiếu kinh phí, dự kiến Cục Đường bộ Việt Nam sẽ tiến hành đổi giấy phép lái xe (GPLX) theo mẫu mới vào cuối năm 2009.

YBĐT - Hội đồng giáo dục quốc phòng tỉnh Yên Bái vừa tổ chức mở lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh đối tượng 3 cho 90 đồng chí là trưởng, phó phòng; chánh, phó văn phòng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh.

Thành phố Hội An sẽ chỉ thắp đèn lồng trong “Giờ trái đất”.

Ngày 19-3, Tổ chức WWF Việt Nam (Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên, đơn vị tổ chức chiến dịch “Giờ trái đất”) cho biết hiện có ba thành phố của VN chính thức tuyên bố tham gia chiến dịch “Giờ trái đất” (tắt đèn một giờ từ 20g30-21g30 ngày 28-3-2009) là Hà Nội, Huế và Hội An.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục