Vĩnh Kiên: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết

  • Cập nhật: Thứ sáu, 1/5/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” do Uỷ ban MTTQ Việt Nam phát động, người dân ở xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình (Yên Bái) đều xác định rõ mục đích của của cuộc vận động là phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, góp phần xây dựng cuộc sống mới ấm no, xây dựng xã ngày càng ổn định về mọi mặt.

Bàn giao ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ Bà Trần Thị Lữ - thôn Thác Ông xã Vĩnh Kiên (Yên Bình).
Bàn giao ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ Bà Trần Thị Lữ - thôn Thác Ông xã Vĩnh Kiên (Yên Bình).

Ông Trần Tuấn Thanh - Chủ tịch MTTQ xã Vĩnh Kiên cho rằng: “ Cuộc vận động được triển khai thuận lợi chính là nhờ có sự lãnh đạo của Đảng bộ, chi bộ thôn và các đoàn thể cơ sở mà nòng cốt là Ban công tác Mặt trận đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động. Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm nhân dân đều được biết, được bàn và cùng tham gia thảo luận thống nhất thực hiện nên đã đạt kết quả đáng mừng”.

Sau nhiều năm thực hiện cuộc vận động ở xã, nổi bật trên các mặt chủ yếu là đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, vận động nhân dân đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Xác định phát triển kinh tế là yêu cầu quan trọng để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bằng nội lực và trợ giúp nguồn vốn tín chấp của tổ chức Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế trang trại vườn – ao – chuồng - rừng; đầu tư dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, trồng cây lâm nghiệp như keo, bồ đề, mỡ; tích cực chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, phá bỏ vườn tạp trồng các cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao, kết hợp phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm.

Do tích cực tuyên truyền, vận động, đến nay 298 ha ruộng nước của xã, chiếm 95% đều được cấy bằng các giống lúa lai, lúa thuần cho năng suất, chất lượng cao. Đặc biệt, tận dụng đất 2 vụ lúa, hàng năm nhân nhân dân trong xã còn đưa vào trồng 121 ha ngô vụ đông tạo nguồn thu đáng kể.

Trên địa bàn xã xuất hiện nhiều gia đình làm kinh tế giỏi như gia đình chị Nguyễn Thị Minh ở thôn Trò, đầu tư trên 100 triệu đồng xây dựng chuồng trại phát triển chăn nuôi lợn thịt theo phương pháp bán công nghiệp, mỗi năm xuất chuồng 20 tấn lợn hơi, mức thu nhập đạt từ 10- 12 triệu đồng/tháng, thu lãi mỗi năm trên 50 triệu đồng; hay như gia đình anh Nguyễn Văn Hồng, hộ giáo dân thôn Trò, mạnh dạn đầu tư vốn làm nghề mộc và phát triển chăn nuôi lợn nái, trừ mọi chi phí, tích luỹ trên 40 triệu đồng/ năm; hộ ông Quyền Đình Thắng thôn Đồng Ngòi, Nguyễn Văn Vui thôn Đồng Đầm.... đều là những gương điển hình trong phong trào phát triển kinh tế, góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ  42% xuống còn 14,11%.

Cùng đẩy mạnh phát triển kinh tế, các đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân... đều có chương trình hoạt động cụ thể, thiết thực giúp đỡ hội viên khó khăn thoát nghèo. Với tinh thần tương thân tương ái, từ năm 2003-2008, xã vận động nhân dân các thôn giúp đỡ ngày công, nguyên vật liệu trị giá 190 triệu đồng cùng sự hỗ của Nhà nước trên 1,7 tỷ đồng, đã có 50 hộ gia đình xoá được nhà dột nát.

Đặc biệt, với sự trợ giúp từ “Quỹ Vì người nghèo” của MTTQ các cấp, xã Vĩnh Kiên đã xây dựng được 8 nhà đại đoàn kết, 5 ngôi nhà tình nghĩa. Bà Trần Thị Lữ 79 tuổi ở thôn Thác Ông tâm sự: “ Nhà tôi hoàn cảnh quá khó khăn, 2 đứa con ở cùng thì  một đứa bị tai nạn lao động hỏng một cánh tay, một đứa bị bệnh tâm thần không có khả năng lao động, hàng tháng chỉ trông vào 240 ngàn đồng/ 2 suất tiền trợ cấp, ăn cũng chưa đủ nên không bao giờ dám nghĩ đến việc làm nhà.

Năm 2008, được sự quan tâm của MTTQ các cấp và nhân dân trong thôn, gia đình tôi đã được ở trong căn nhà đại đoàn kết ấm áp nghĩa tình này...”. Có thể thấy, các hoạt động tình nghĩa này đã giúp thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm, ý thức trách nhiệm giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Xác định phong trào đoàn kết giúp nhau xây dựng đời sống văn hoá là nhiệm vụ trọng tâm, hàng năm MTTQ xã đều xây dựng kế hoạch, tổ chức việc học tập đăng ký thi đua ở tất cả các khu dân cư và các gia đình. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá nhận được sự hưởng ứng tích cực và tự giác của nhân dân. Các ngành thành viên của mặt trận đã có nhiều hình thức hoạt động sôi nổi, phong phú như: tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao; đăng ký xây dựng gia đình văn hoá, tích cực hưởng ứng ngày hội đại đoàn kết toàn dân.

Đến nay, 11/15 thôn của xã đã có hội trường khang trang là nơi hội họp, sinh hoạt văn hoá văn nghệ; 4 thôn được công nhận thôn văn hoá cấp huyện gồm: Đồng Đầm, Ba Chãng, Tai Voi và thôn Phúc Khánh; 13 khu dân cư đạt tiêu chuẩn tiên tiến; phong trào văn hoá văn nghệ, hoạt động thể dục thể thao được duy trì thường xuyên. Hàng năm, có trên 75% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, tình làng nghĩa xóm được thắt chặt, nhân dân các dân tộc - tôn giáo đồng thuận, đoàn kết xây dựng đời sống mới.

Quỳnh Nga

Các tin khác

YBĐT - Nhận thức được cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 có quy mô rộng lớn và liên quan đến từng người dân trên địa bàn, vì vậy huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã coi trọng công tác tuyên truyền để các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư trên địa bàn nhận thức được mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của cuộc tổng điều tra.

Công nhân Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo.

YBĐT - Giai cấp công nhân Yên Bái ra đời từ những năm (1889 - 1906) trên công trường xây dựng tuyến đường sắt Yên Bái – Lào Cai. Từ lúc chỉ có vài trăm công nhân, đến nay tỉnh Yên Bái có 33.085 đoàn viên công đoàn trong tổng số gần 40.000 công nhân viên chức lao động. Trong đó: khối hành chính sự nghiệp 23.320 người; khối sản xuất kinh doanh 9.871 người.

Xuất khẩu lao động - một trong những biện pháp giảm nghèo nhanh và bền vững.

Từ nay đến năm 2020, Nhà nước sẽ đầu tư 4.715 tỷ đồng để hỗ trợ người lao động cư trú dài hạn tại 61 huyện nghèo nhất nước và các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các cơ sở dạy nghề cho lao động xuất khẩu.

Yên Bái phấn đấu đến năm 2010, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 35%. (Ảnh: Quang Tuấn)

YBĐT - Nhu cầu học nghề hiện nay tại các địa phương là rất lớn. Hàng năm, tổng số người đến tuổi 15 bổ sung vào nguồn lao động của tỉnh là trên 19.000 người. Trong đó, ước tính số học sinh có nhu cầu đào tạo nghề là gần 14.000 người. Trong khi số học sinh được đào tạo nghề hàng năm hiện nay mới khoảng 3.500 người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục