Xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số: Xuất hiện nhiều điển hình mới
- Cập nhật: Thứ tư, 6/5/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Thực hiện các cuộc vận động cũng như phong trào giúp nhau xóa đói giảm nghèo do Ủy ban MTTQ và tổ chức đoàn thể chính trị các cấp phát động, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến.
Cách đây vài năm, đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh thiếu lương thực từ 2 đến 3 tháng mỗi năm, nhất là thời kỳ giáp hạt. Nhờ sự quan tâm đầu tư hỗ trợ vốn của Nhà nước, sự vận động của MTTQ và tổ chức đoàn thể các cấp, đồng bào đã mạnh dạn vay vốn đầu tư vào nhiều lĩnh vực sản xuất, từng bước cải thiện cuộc sống.
Có không ít hộ gia đình như: ông Thôi Văn Chất, dân tộc Cao Lan ở thôn Ngòi Ràng, xã Bạch Hà và bà Lý Thị Đa, ông Đặng Văn Ngân, bà Đặng Thị Nga, Hoàng Qui, Nguyễn Trung Đài ở huyện Yên Bình hàng năm thu nhập trên 20 triệu đồng từ các mô hình sản xuất tổng hợp. Đặc biệt, hộ ông Điêu Văn Sai ở thôn Đêu 4, thị xã Nghĩa Lộ hàng năm thu từ lúa 39 triệu đồng và kết hợp chăn nuôi thả cá với một mô hình kinh tế khác ước thu trên 100 triệu đồng.
Thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo, nhiều hộ như: gia đình chị Nông Thị Bách – dân tộc Dao, chị Nguyễn Thị Mừng – dân tộc Tày, ông Lý A Đanh – dân tộc Mông, Hà Văn Mầng – dân tộc Mường, Hoàng Văn Cừ – dân tộc Thái ở huyện Văn Yên mạnh dạn vay vốn đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống lúa lai có năng suất cao vào gieo cấy, canh tác từ một vụ lên hai vụ rồi ba vụ mỗi năm, cho nguồn thu từ lúa đạt 10 triệu đồng/năm trở lên.
Nhiều điển hình tuổi đời còn rất trẻ như: Lý Trọng Lâm – dân tộc Tày, Hoàng Thị Thanh – dân tộc Tày, Triệu Văn Chiêu – dân tộc Dao, Bàn Thị Tư – dân tộc Dao ở bản Khe Bím, xã Lâm Thượng và Hoàng Trọng Tâm – dân tộc Tày ở thôn 3, xã Tân Lĩnh (Lục Yên); Lương Đình Thủy – dân tộc Tày, Nguyễn Đình Cự – dân tộc Tày ở huyện Trấn Yên đã mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển kinh tế tổng hợp, cho thu nhập hàng năm từ 60 đến 100 triệu đồng.
MTTQ tích cực tuyên truyền, vận động, một số gia đình ở huyện Mù Cang Chải đã mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất, canh tác theo các mô hình phù hợp cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, đem lại thu nhập từ 30 triệu đồng trở lên. Điển hình có hộ ông Sùng Xu Dê ở bản Lìm Mông, xã Cao Phạ thâm canh lúa nương, lúa nước, thu khoảng 6 tấn thóc mỗi năm và phát triển mô hình VAC hàng năm cho thu khoảng 30 triệu đồng.
Ở bản Háng Tầu Dê, xã Chế Cu Nha có ông Hổ Búc Ký – dân tộc Mông từ một hộ nghèo đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư 100% giống mới có năng suất cao vào sản xuất, mỗi năm thu 8 tấn thóc và kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm cho tổng thu nhập khoảng trên 80 triệu đồng. Ông Ký còn giúp đỡ các hộ nghèo bằng cách cho vay vốn không tính lãi. Cũng ở Mù Cang Chải còn có hộ ông Lờ A Gà ở bản Hú Tru Lềnh, xã Lao Chải; Lù Vảng Lờ ở bản Háng Bla Ha, xã Nậm Khắt; Thào Nhà Lềnh ở bản Khua Khắt, xã Nậm Khắt... tích cực phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi, mỗi năm có thu nhập từ 25 đến 30 triệu đồng.
Việc nước việc nhà gánh trọn đôi vai, nhiều hộ như: bà Trần Thị Tuyết – dân tộc Tày, ông Dương Trung Hưng – dân tộc Dao, bà Nông Thị Thu – dân tộc Dao ở huyện Trấn Yên đã sắp xếp công việc xã hội hợp lý với lao động sản xuất nên hàng năm có thu nhập trên 20 triệu đồng, kinh tế gia đình ổn định. Có những cá nhân tiêu biểu như: bà Tráng Thị Ná - dân tộc Mông ở xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên; ông Hảng A Gia ở huyện Văn Chấn... vừa tích cực lao động sản xuất, làm kinh tế tổng hợp vừa năng nổ vận động nhân dân thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, tình nguyện xóa mù chữ cho con em trong thôn, bản cũng như vận động chị em thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Các điển hình trong phong trào phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói giảm nghèo trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Yên Bái như những ngọn đèn soi sáng, dần xua đi cảnh đói nghèo nơi vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Mạnh Hưng
Các tin khác
YBĐT - Trong những năm gần đây, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) trên địa bàn thành phố Yên Bái đã được triển khai tích cực. Các chỉ tiêu kế hoạch về giảm sinh, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đều đạt và vượt mức tỉnh giao. Các xã, phường đã xây dựng và duy trì mô hình "Xã, phường không có người sinh con thứ 3 trở lên". Song, tình trạng sinh con thứ 3 vẫn xảy ra và trở thành vấn đề nổi cộm trong công tác dân số.
YBĐT - Năm 1967, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng trai trẻ Đỗ Quang Huy lên đường nhập ngũ rồi được điều động vào chiến trường miền Nam. Trải qua nhiều cuộc chiến khốc liệt, Sư đoàn 302 của anh đã lập nhiều chiến công oanh liệt. Năm 1970, đơn vị anh được điều động tham gia chiến dịch Nam Lào và năm đó, anh đã bị thương cụt mất 1/3 cánh tay phải, được đưa về miền Bắc điều trị.
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSD) cho người sử dụng đất có giấy tờ từ trước ngày 30-4-1975.
Đến 7 giờ ngày 7/5, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,8 độ Vĩ Bắc; 115,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 430 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14.