Lính Cụ Hồ một tay vẫn nổi cơ đồ

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/5/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Năm 1967, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng trai trẻ Đỗ Quang Huy lên đường nhập ngũ rồi được điều động vào chiến trường miền Nam. Trải qua nhiều cuộc chiến khốc liệt, Sư đoàn 302 của anh đã lập nhiều chiến công oanh liệt. Năm 1970, đơn vị anh được điều động tham gia chiến dịch Nam Lào và năm đó, anh đã bị thương cụt mất 1/3 cánh tay phải, được đưa về miền Bắc điều trị.

Ông Đỗ Quang Huy nhận bằng khen cá nhân xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước của Hội Cựu chiến binh Khối cơ quan dân chính Đảng tỉnh.
Ông Đỗ Quang Huy nhận bằng khen cá nhân xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước của Hội Cựu chiến binh Khối cơ quan dân chính Đảng tỉnh.

“Lúc đó tôi bị dao động tâm lý, mặc cảm, chán chường và bế tắc tư tưởng! Một người lính đang mang trong mình nhiệt huyết tuổi trẻ cống hiến cho sự nghiệp giải phóng đất nước mà nay không thể tiếp tục chiến đấu thì còn gì buồn hơn!” - ông Huy bồi hồi nhớ lại. Song, được sự động viên của đồng đội, anh em cùng với bản lĩnh “Bộ đội Cụ Hồ” và trong sâu thẳm tâm can ông luôn khắc sâu lời dạy của Bác với anh em thương binh: “Tàn nhưng không phế”. Từ đó, ông Huy suy nghĩ: “Tay phải không viết được thì còn tay trái”.

Ông đã rèn luyện bàn tay trái viết chữ thành thạo và tiếp tục học để rồi đỗ vào đại học. Môi trường đại học đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Bằng ý thức ham học hỏi, luôn cần cù học tập nâng cao nhận thức, ông Huy đã tốt nghiệp đại học tổng hợp – khoa Lịch sử, chuyên ngành thư viện và cũng là lúc miền Nam hoàn toàn giải phóng. “ Không thể cống hiến bằng sức lực trong chiến đấu thì mình sẽ mang một phần tri thức nhỏ bé đóng góp vào khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng miền Nam thân yêu”, ông đã xung phong vào miền Nam công tác.

Năm 1982, do hoàn cảnh gia đình, ông trở về quê giúp gia đình phát triển kinh tế, nhưng do sức khoẻ yếu, vết thương cũ tái phát đau nhức thường xuyên nên cuộc sống của ông gặp nhiều khó khăn.

Năm 1997, được sự giúp đỡ của Sở Văn hoá - Thông tin, đặc biệt là đồng chí Giám đốc Thư viện tỉnh Yên Bái, ông Huy đã chính thức được tham gia công tác tại Thư viện tỉnh Yên Bái và được phân công vào Phòng Nghiệp vụ và làm công tác thông tin thư mục, phong trào. Dù ở bất cứ công việc nào, thì ông cũng xác định phải cố gắng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm làm việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao phó nên luôn được cấp trên, đồng nghiệp đánh giá cao.

Với đặc thù của hệ thống thư viện tỉnh Yên Bái giai đoạn đó còn gặp nhiều khó khăn: hệ thống thư viện các huyện còn yếu về nghiệp vụ, thiếu về cơ sở, vật chất; công tác phục vụ bạn đọc còn nhiều bất cập... ông đã chủ động đề nghị với lãnh đạo xung phong xuống cơ sở giúp đỡ các thư viện tuyến huyện về nghiệp vụ, tổ chức lại hoạt động thư viện; hướng dẫn cách biên soạn thư mục, cách làm phong trào...

Cũng năm 1997, sau khi nhận công tác tại Thư viện Yên Bái, thấy mình tuổi đã cao và sức khỏe giảm sút do ảnh hưởng của thương tật nên ông đã chuyển cả gia đình ở Bắc Ninh lên tổ 44, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái để tiện công tác và ổn định cuộc sống.

Những ngày đầu bắt tay vào sinh cơ lập nghiệp trên quê hương mới, tuy có gặp nhiều khó khăn, vất vả: lương ít ỏi, con cái chưa công ăn việc làm... song với ý chí của bộ đội Cụ Hồ, sau khi nghiên cứu thị trường, ông thấy những cuốn sách về khoa học kỹ thuật hướng dẫn xây dựng mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình; các phương pháp về chăn nuôi gia súc, gia cầm mà ông đã đọc trong nhiều năm làm việc, đã có thể phát huy tác dụng.

Ông bàn bạc với vợ và các con mạnh dạn vay vốn, mở trang trại nuôi gà công nghiệp, làm dịch vụ cung cấp gà giống cho bà con trong vùng. Vợ con đã cố gắng làm theo những hướng dẫn về cách chăn nuôi của ông nên tỷ lệ thất thoát ít, gà lớn nhanh, lãi cao. Đến nay, dịch vụ cung cấp gà giống của gia đình đã có uy tín trên thị trường tỉnh Yên Bái. Nhiều huyện xa như Trạm Tấu, Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ... cũng tìm đến mua và học theo mô hình chăn nuôi gà giống của ông. Từ chăn nuôi gà thương phẩm và dịch vụ cung cấp gà giống, mỗi năm trừ chi phí, gia đình thu lãi từ 30- 40 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn mở một xưởng nhôm- kính- sắt, tạo việc làm cho các con trong gia đình...

Khi nói về quê hương mới của mình, ông Huy xúc động nói: “Tuy không phải là người con sinh ra ở Yên Bái, nhưng chính nơi đây đã cho tôi một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và Yên Bái đã thực sự trở thành quê hương thứ hai”. Bằng tất cả niềm hăng say, nhiệt tình, không cam chịu cái khó, 10 năm qua, ông Đỗ Quang Huy luôn được Sở Văn hoá - Thông tin (nay là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch) khen thưởng thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hơn nữa, ông Huy còn là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế gia đình.

 Ngọc Sơn

Các tin khác

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSD) cho người sử dụng đất có giấy tờ từ trước ngày 30-4-1975.

Diễn biến bão số 1 vẫn rất phức tạp

Đến 7 giờ ngày 7/5, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,8 độ Vĩ Bắc; 115,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 430 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tiếp xúc cử tri  xã Đông Cuông (Văn Yên). (Ảnh: Huy Văn)

YBĐT - Nhiệm kỳ 2004 - 2009, các cấp mặt trận đã chủ động, tích cực tham gia xây dựng chính quyền vững mạnh. Mặt trận đã chủ trì 8.500 hội nghị lấy ý kiến cử tri, lựa chọn trên 500 ứng cử viên, giới thiệu để cử tri bầu vào HĐND 3 cấp khóa 2004 – 2009; hiệp thương lựa chọn, giới thiệu 12 ứng cử viên để cử tri bầu 6 đại biểu Quốc hội khóa XII.

YBĐT - Những ngày này đến với Sư đoàn B55 đóng quân tại thành phố Yên Bái, đơn vị khung thường trực có nhiệm vụ quản lý, huấn luyện chiến đấu cho nguồn cán bộ chiến sỹ thuộc lực lượng dự bị động viên (DBĐV) và huấn luyện chiến sỹ mới cho các đơn vị Quân khu II, không khí huấn luyện hăng say, tích cực biểu hiện qua từng khoa mục, động tác cuả bộ đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục