Cuộc sống mới nơi cứ điểm Độc Lập năm xưa

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/5/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Ngày 15/3/1954, bộ đội chủ lực của Sư đoàn 312 và 318 đã phá tan cứ điểm Độc Lập, từng bước khép chặt vòng vây, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Sau 55 năm, những dấu vết của chiến tranh đã nhường chỗ cho cuộc sống mới của 1.300 hộ dân xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Nghề dệt thổ cẩm được người dân bản Mển khôi phục để đón khách du lịch đến tham quan.
Nghề dệt thổ cẩm được người dân bản Mển khôi phục để đón khách du lịch đến tham quan.

Trên đất Thanh Nưa rộng 10.023 ha, nhân dân các dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú và người Kinh sinh sống ở 28 thôn, bản. Đảng bộ xã có 166 đảng viên, sinh hoạt ở 16 chi bộ đã đi đầu xung kích, nâng cao vai trò lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Đồng bào ở 8 thôn, bản dọc theo 8km biên giới Việt - Lào đã cùng với Đơn vị Biên phòng 423 giữ vững chủ quyền an ninh biên giới.

Là địa phương thuần nông nhưng Thanh Nưa lại có 4 bản không có ruộng, việc khai hoang mở rộng diện tích gieo cấy, thâm canh tăng vụ và tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi luôn được đặt ra. Năm 2008, tổng diện tích gieo cấy lúa nước của xã đạt trên 600 ha, năng suất đạt gần 110 tạ/ha. Nhân dân còn trồng 271 ha lúa nương và tận dụng hết diện tích để trồng rau màu có hiệu quả kinh tế cao. Không những đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, lúa gạo của Thanh Nưa được gieo cấy bằng giống chất lượng cao đã trở thành đặc sản nổi tiếng.

Chăn nuôi lợn, đại gia súc được địa phương coi trọng tăng đàn cùng các mô hình kinh tế tổng hợp đã hình thành và đang được nhân rộng. Xã có nhiều cố gắng, chủ động trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng, độ che phủ của rừng nâng lên đạt 42%.

Bên cạnh đó, xã tiếp tục phối hợp với công ty cao su triển khai dự án trồng gần 400 ha, phấn đấu đưa diện tích trồng cao su lên 1.000 ha.

Trong sản xuất nông - lâm nghiệp, Thanh Nưa coi trọng các dịch vụ phục vụ sản xuất, các thôn bản đều có máy nông nghiệp phục vụ việc làm đất, chuyên chở giống cây, con và phân bón. Bà con chủ động góp công, góp của để củng cố thủy lợi, xây dựng cầu cống. Xã có 13 chi hội sử dụng nước với hơn một nửa số dân trong xã tham gia; việc đi lại đến các bản xa đã bớt khó khăn, cơ sở hạ tầng các khu dân cư và trung tâm xã được đầu tư làm bộ mặt nông thôn ở Thanh Nưa có nhiều đổi mới.

Dưới chân đồi Độc Lập xưa giờ là bản làng trù phú, có trường học, trạm y tế, điểm bưu điện văn hóa xã xen cùng những ngôi nhà sàn của đồng bào Thái. Cuộc sống của người dân ở bản Nà Lốm, Tông Khao, Nà Ten, bản Mển… không còn khó khăn; 30% số hộ trong xã có kinh tế khá và chỉ còn 20% hộ nghèo. Đến nay, cả 4 trường học của Thanh Nưa đều đạt chuẩn quốc gia, các cháu trong độ tuổi đều được đi học.

Xã thực hiện tốt chương trình chuẩn y tế quốc gia; hoạt động vệ sinh môi trường nông thôn được duy trì. Năm 2008, có 883 hộ đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa” và hầu hết các thôn, bản đã ra mắt xây dựng làng văn hóa. Đặc biệt, ở Làng văn hóa bản Mển đã tổ chức được các đội dệt, đan lát và 40 hộ tham gia tổ chức các hoạt động tham quan, dịch vụ ăn nghỉ, phục vụ khách du lịch.

Những ngày này, đông hơn du khách trong nước và quốc tế đến với Thanh Nưa để sống lại không khí hào hùng năm xưa; để nghiêng mình trước 2.432 ngôi mộ trong Nghĩa trang đồi Độc Lập. Và họ cũng đến đây để cảm nhận, để chứng kiến cuộc sống mới đang đổi thay trên mảnh đất đã ghi mốc son trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

Minh Quang

Các tin khác
Bản đồ dự báo hướng đi bão số 1 - Ảnh: TT Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, phát lúc 11g30 ngày 7-5-2009

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, lúc 10g sáng nay (7-5), vị trí tâm bão số 1 cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 200 km về phía Tây. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 - 149 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15 và còn tiếp tục mạnh thêm.

Một tiết ôn tập môn Văn của khối 12 Trường THPT bán công Phan Bội Châu (TP Yên Bái).

YBĐT - Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và bổ túc THPT đang đến gần. Hiện các trường THPT và các Trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái đang tích cực chuẩn bị để phục vụ việc ôn tập kiến thức cho học sinh.

Rác thải từ ngòi Nung chảy vào con mương từ bản Lè phường Trung Tâm đi bản Phán, xã Nghĩa Lợi (thị xã Nghĩa Lộ) được người dân vớt lên.

YBĐT - Là địa phương được chọn điểm xây dựng thị xã văn hóa giai đoạn 2003-2010, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã quyết tâm cao trong việc hoàn thành, đảm bảo các tiêu chí đạt chuẩn thị xã văn hóa, nhưng vấn đề vệ sinh môi trường tại đây vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế cần phải có biện pháp mạnh để xử lý.

YBĐT - Buổi sớm đầu mùa hè, có một đoàn người cao tuổi mặc quần áo sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, ngực đeo đầy Huân chương, Huy chương Chiến công và Huy hiệu 40, 50 năm tuổi Đảng đến trụ sở Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh Yên Bái. Các cụ là thành viên Câu lạc bộ Cựu chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Yên Bái được mời dự buổi gặp mặt với văn nghệ sĩ trong tỉnh nhân kỷ niệm 55 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục