Đổi thay từ một phong trào

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/8/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Phúc An là xã vùng ba đặc biệt khó khăn của huyện Yên Bình (Yên Bái) với gần 3.000 nhân khẩu, trong đó 49% là người dân tộc Dao, 10% dân tộc Tày, 33% dân tộc Kinh. Tuy đời sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn nhưng ý thức trong việc xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư luôn được người dân thực hiện tốt, đoàn kết, tương thân tương ái, cần cù trong lao động và có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

Với địa thế nằm ven hồ Thác Bà, hàng năm Phúc An cấy gần 100 ha lúa nước hai vụ đáp ứng một phần đảm bao an ninh lương thực của người dân.
Với địa thế nằm ven hồ Thác Bà, hàng năm Phúc An cấy gần 100 ha lúa nước hai vụ đáp ứng một phần đảm bao an ninh lương thực của người dân.

Ông Trấn Tiến Mận-Chủ tịch MTTQ xã cho biết: “Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, xã đã thành lập ban chỉ đạo và ban vận động ở các thôn; thường xuyên tuyên truyền mục đích, ý nghĩa cuộc vận động; tổ chức cho nhân dân học tập tiêu chuẩn công nhận gia đình văn hoá. Từ đó, công tác xây dựng gia đình văn hoá theo từng năm tăng cả về số lượng và chất lượng. Nếu như năm 2000, xã có 170 hộ (bằng 42%) đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, thì đến năm 2008 đã có 420 hộ (chiếm 70%) đạt”.

Nói về kinh nghiệm của Phúc An, ông Mận cho biết thêm: Trong nhiều năm qua, xã Phúc An xác định muốn làm tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” cần phải gắn các phong trào với phát triển kinh tế gia đình và khi người dân đã no ấm thì việc tham gia các phong trào sẽ tích cực hơn. Vì vậy, trong những năm qua, xã tích cực vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ. Bên cạnh việc cấy gần 100 ha lúa nước hai vụ, Phúc An còn tận dụng thế mạnh đất lâm nghiệp phát triển kinh tế đồi rừng với nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao như: quế, keo, bồ đề sắn cao sản... Đến nay toàn xã chỉ còn 107 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 17,9%, nhiều hộ nhờ phát triển kinh tế đã vươn lên khá giả. 

Không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân Phúc an đã cùng nhau đoàn kết, góp công sức và vật liệu xây dựng nhà văn hoá thôn mình khang trang sạch đẹp, mua sắm thiết bị để phục vụ cho các buổi  họp thôn và các hoạt động văn hoá-thông tin-thể thao trong những dịp lễ, tết. Ngoài ra, 9 thôn đều xây dựng được đội văn nghệ, đội bóng, tích cực hoạt động biểu diễn phục vụ người dân trong thôn, xã và nhiều tiết mục tham gia hội diễn văn hoá quần chúng cấp huyện. Đặc biệt, các đội văn hoá thể thao này còn thường xuyên tổ chức được các buổi biểu diễn phục vụ người dân trong thôn, tổ chức các buổi giao lưu giữa các thôn với nhau, qua đó gắn thêm tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế, đời sống văn hoá tinh thần được nâng lên, làm động lực để lao động sản xuất hiệu quả.

Không chỉ dừng lại ở việc phát triển hoạt động văn hoá, thể thao, Phúc An còn chú trọng tới việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang... thông qua việc xây dựng quy ước thôn bản. Quy ước này được xây dựng hợp lòng dân và truyền thống, đạo lý, tập quán tốt đẹp cả dân tộc nên được đông đảo người dân ủng hộ. Các chi bộ và các đoàn thể thôn đã tích cực vận động nhân dân xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, tổ chức việc cưới, việc tang gọn nhẹ, tiết kiệm mà vẫn bảo đảm được thuần phong mỹ tục của dân tộc. Mặc dù quá trình thực hiện ban đầu còn khó khăn do tập tục từ lâu của một sô dân tộc, nhưng chi bộ thôn và các đoàn thể trong thôn đã kiên trì tuyên truyền giải thích phổ biến từng nội dung quy uớc, tiên phong đi đầu thực hiện. Qua đó, người dân thấy được những điều hay lẽ phải nhằm xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, mang lại ấm no hạnh phúc.

Quá trình phấn đấu vươn lên không ngừng từ nhiều năm nay, Phúc An đã xây dựng được 4 làng văn hoá cấp huyện và năm 2009 này tiếp tục ra mắt thêm một làng văn hoá. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” ở Phúc An đã tạo được động lực, nền tảng tốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Hoàng Anh

Các tin khác

YBĐT - Là phường trung tâm của thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái), phường Trung Tâm có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội nhưng đây cũng là địa bàn thuận lợi mà các đối tượng xấu lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội.

Lực lượng thanh niên tình nguyện phát tờ rơi tuyên truyền vệ sinh ATTP tại các điểm chợ của thành phố.

YBĐT - Những tháng đầu năm 2009 này tình hình dịch bệnh của cả nước có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự xuất hiện của dịch cúm A/H1N1. Ngoài ra, dịch tiêu chảy cấp cũng quay trở lại vào dịp đầu năm khiến cho công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái gặp rất nhiều khó khăn.

YBĐT - 43 triệu đồng và 9 tấn gạo tặng người cao tuổi khó khăn ở Văn Yên / Văn Chấn khám bệnh trên 119 ngàn lượt người

Giám đốc KBNN Yên Bái (trái) và Ban Kiểm tra - kiểm soát KBNN trao thưởng cho thí sinh Vũ Thị Liên đạt giải xuất sắc.

YBĐT - Ngày 11/8/2009, Kho bạc nhà nước (KBNN) Yên Bái tổ chức Hội thi nghiệp vụ kế toán KBNN với sự tham gia của 48 thí sinh là cán bộ, công chức làm nhiệm vụ kế toán trưởng, kế toán viên thuộc Phòng Kế toán, Phòng Giao dịch KBNN tỉnh và 8 KBNN huyện, thị trực thuộc. Mỗi thí sinh phải trả lời 50 câu hỏi trắc nghiệm trên đề thi in sẵn và 1 câu hỏi tự luận trong thời gian 90 phút.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục