Nhiều hoạt động tưởng nhớ 20 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

  • Cập nhật: Thứ năm, 1/4/2021 | 10:36:07 PM

Nhân kỷ niệm 20 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời, nhiều hoạt động tưởng nhớ ông được tổ chức ở nhiều địa phương trên khắp cả nước.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời ngày 1/4/2001, ở tuổi 62. Suốt 20 năm qua, ngày ông mất đã trở thành dịp tưởng nhớ của giới nghệ sĩ và công chúng. Năm nay, trong dịp tưởng nhớ 20 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bên cạnh nhiều chương trình văn nghệ được tổ chức trên cả nước, những dự án phim, âm nhạc về Trịnh Công Sơn cũng được thực hiện. Cùng với đó là những câu chuyện, kỷ niệm gắn với quãng thời gian hoạt động âm nhạc có dấu ấn của người nhạc sĩ tài hoa này đối với các văn nghệ sĩ cũng được sẻ chia, nhớ lại.

Ngày 1/4, gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mở cửa căn nhà số 47C Phạm Ngọc Thạch, quận 3, TPHCM để những người yêu mến ông có thể đến thắp hương bái vọng một tài danh đã khuất. Tại đây, nhiều văn nghệ sĩ từng gắn gó với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng chia sẻ những hồi ức của họ.

Nhiều hoạt động tưởng nhớ 20 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Ảnh 1.

Không chỉ vậy, nhưng nhiều đêm nhạc Trịnh Công Sơn vẫn được thực hiện khắp các sân khấu tại nhiều địa phương trên khắp cả nước. Gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhóm Du ca cùng thực hiện chuỗi chương trình 20 năm nhớ Trịnh Công Sơn. Chủ đề của các đêm nhạc Trịnh năm nay mang tên Những sớm mai Việt Nam, với sự tham gia của một thế hệ nghệ sĩ trẻ đến với nhạc Trịnh: Lân Nhã, Hà Lê, saxophonist An Trần, Hoàng Trang, Tấn Sơn, nhóm múa Lyricists, dàn kèn Huế cùng những nghệ sĩ nổi tiếng: Cẩm Vân, Quang Dũng, Đức Tuấn, Phạm Thu Hà, saxophonist Trần Mạnh Tuấn...

Cụ thể, chương trình diễn ra ở nhiều điểm: ngày 1/4 tại nhà 47C Phạm Ngọc Thạch, Q.3, TP.HCM, livestream (phát trực tuyến) lúc 20 giờ; ngày 9/4 ở hội trường Trịnh Công Sơn tại trường ĐH Văn Lang, TP.HCM; ngày 17/4 tại công viên Fidel, TP.Đông Hà, Quảng Trị; ngày 24/4 ở khu công nghiệp và đô thị VSIP - Việt Nhân, Bắc Ninh; ngày 1/5 ở khu du lịch sinh thái Cồn Bắp, TP.Hội An, Quảng Nam; ngày 13/6 ở khu Đại Nội, TP.Huế trong dịp diễn ra Festival Nghề truyền thống Huế...

Nhiều hoạt động tưởng nhớ 20 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Ảnh 2.

Vào tối 1/4, trong khuôn viên Cafe sách Hạt giống tâm hồn (Q.3, TP.HCM) diễn ra đêm nhạc Hãy yêu nhau đi với sự tham dự và biểu diễn của các doanh nhân Lê Viết Hải, Hoàng Đức Huy, Lê Trung Thọ, Nguyễn Huân cùng các nghệ sĩ: kỷ lục gia Trương Đình Chiếu, "quái kiệt" Tòng Sơn, quán quân Tuyệt đỉnh song ca Ngọc Giàu..

Chương trình tưởng nhớ Trịnh Công Sơn mang tên "Tôi nay ở trọ trần gian", diễn ra từ 19h30 ngày 1/4 đến 4h sáng 2/4 tại nghĩa trang Gò Dưa, Thủ Đức, TP.HCM. Đây là dịp để những trái tim yêu mến Trịnh cùng bên nhau đốt nến và tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa, cùng kể cho nhau nghe những câu chuyện thuở sinh thời của ông. Dàn đồng ca hòa quyện từ những ca sĩ chuyên nghiệp cho đến những giọng hát không chuyên. Họ gọi đó là những phút giây hạnh ngộ, cùng nhau đốt nến và cùng nhau nhớ đến một người.

Nhiều hoạt động tưởng nhớ 20 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Ảnh 3.

Ngoài ra, chương trình Hãy yêu nhau đi do Đài PT-TH Quảng Trị phối hợp cùng gia đình nhạc sĩ tổ chức tại công viên Fidel, TP.Đông Hà (THTT vào 20 giờ 10 tối 17.4) có nhiều điểm nhấn như: phong cách hàn lâm được hòa âm tinh tế với những nhạc cụ dân tộc Việt trên nền nhạc phương Tây; những đột phá trong cách thể hiện nhạc Trịnh theo phong cách rap hiện đại....

Tại Gác Trịnh (đường Nguyễn Trường Tộ, TP.Huế), triển lãm tranh Trịnh và những âm ba khai mạc chiều 1/4, giới thiệu những bức tranh giá trị của các họa sĩ nổi tiếng: Vĩnh Phối, Đinh Cường, Bửu Chỉ, Hoàng Đăng Nhuận, Nguyễn Đại Giang... và cả tranh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Trước đó tối 29/3, Hội Âm nhạc Thừa Thiên-Huế phối hợp Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Thừa Thiên-Huế đã tổ chức chương trình Nhớ Trịnh Công Sơn tại Nhà Kèn, công viên bờ sông Hương.

(Theo VTV)

Các tin khác
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Ký họa)

“Tôi đi từ những cuộc tình nho nhỏ, đến triết lý về thân phận con người rồi ám ảnh chiến tranh. Không gian mở rộng dần, các vấn đề trên đan vào nhau. Tôi muốn viết nên điệu buồn da vàng”. Trong một lần trả lời phỏng vấn, Trịnh Công Sơn đã tự nói về nơi bắt nguồn sự nghiệp âm nhạc đầy chân thành. Mong muốn ấy chỉ dừng lại ngày “cá tháng tư” năm 2001.

Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXI tổ chức năm 2019 đã chọn lựa được 104 bộ phim tiêu biểu các loại hình: phim truyện điện ảnh, phim tài liệu, khoa học và phim hoạt hình - Ảnh: Internet

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt Đề án "Tổ chức Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII" với khẩu hiệu "Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam giàu bản sắc dân tộc, hiện đại và nhân văn".

Việc duy trì mô hình hát văn tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên có ý nghĩa quan trọng, góp phần tôn vinh và giữ gìn một bộ môn nghệ thuật cổ truyền của dân tộc đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lễ trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước, Nghệ sỹ Nhân dân, Nghệ sỹ Ưu tú lần thứ IX năm 2019. Ảnh tư liệu

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2021/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP ngày 29/9/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục