Văn Chấn nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/11/2023 | 2:22:41 PM

YênBái - Trong những năm qua, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” (TDĐKXDĐSVH) huyện Văn Chấn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, xây dựng huyện ngày càng văn minh, hiện đại.

Nhiều lễ hội văn hóa, nghề truyền thống, phong tục tốt đẹp, tiến bộ được Văn Chấn khôi phục, giữ gìn và phát huy như: lễ hội Lồng tồng, lễ hội Cầu mùa dân tộc Khơ mú; lễ cúng cây chè tổ tại Suối Giàng...
Nhiều lễ hội văn hóa, nghề truyền thống, phong tục tốt đẹp, tiến bộ được Văn Chấn khôi phục, giữ gìn và phát huy như: lễ hội Lồng tồng, lễ hội Cầu mùa dân tộc Khơ mú; lễ cúng cây chè tổ tại Suối Giàng...

Năm 2023, toàn huyện Văn Chấn có 82% gia gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, đạt 101,2% kế hoạch, 82% tổ dân phố, thôn, bản đạt chuẩn văn hóa, đạt 101% kế hoạch giao và ước 90,6% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, đạt 100% kế hoạch giao. Đây là những kết quả đáng ghi nhận, thể hiện sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân huyện Văn Chấn trong việc thực hiện phong trào. 

Để đạt được những kết quả trên, huyện Văn Chấn đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả. Trong đó, công tác tuyên truyền, giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện Phong trào TDĐKXDĐSVH. 

"Các ngành, thành viên Ban chỉ đạo Phong trào "TDĐKXDĐSVH” huyện đã bám sát vào kế hoạch hằng năm, nâng cao hiệu quả các nội dung phối hợp chỉ đạo, tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là phát huy vai trò tiên phong của cán bộ, đảng viên, bí thư chi bộ, trưởng thôn trong tuyên truyền, vận động tổ chức các lễ cưới, lễ tang theo quy định nếp sống văn minh, phù hợp điều kiện kinh tế từng gia đình. Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức và hành động, đưa Phong trào phát triển rộng khắp...” - bà Lò Thị Thúy Nga - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết.

Theo đó, Văn Chấn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, như: tổ chức các hội nghị, hội thảo, các cuộc thi, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; phát huy tinh thần trách nhiệm và vai trò làm chủ của người dân trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xóa bỏ tập quán lạc hậu, không phù hợp; đẩy mạnh phong trào xây dựng "gia đình văn hóa”, "gia đình hạnh phúc”; "thôn, bản, tổ dân phố văn hóa”, "thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc”... Qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa của phong trào.

Đồng thời tập trung xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp, trên không gian mạng. Xây dựng đời sống văn hóa vui tươi, an toàn ở địa bàn dân cư; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đoàn kết, dân chủ, văn minh, đạt chuẩn về văn hóa, gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc…

Tăng cường gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, khai thác, phát huy tối đa, hiệu quả các thiết chế công trình văn hóa hiện có. Nhất là, phát triển đa dạng các loại hình, câu lạc bộ về văn hóa, thể thao tại cơ sở. Nhiều lễ hội văn hóa, nghề truyền thống, phong tục tốt đẹp, tiến bộ được khôi phục, giữ gìn và phát huy như các lễ hội: Lồng tồng, Xên đông dân tộc Thái; cầu mùa dân tộc Khơ mú; cấp sắc dân tộc Dao; Cầu đình dân tộc Tày; cúng cây chè tổ tại Suối Giàng...; nhiều hủ tục, phong tục không còn phù hợp từng bước được xóa bỏ, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân.

Bà Hoàng Thị Thanh Tâm - Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin Văn Chấn cho biết: Cùng với trung nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, năm 2023, toàn huyện Văn Chấn đã có 213/213 khu dân cư đã rà soát, chỉnh sửa bổ sung nội dung hương ước, quy ước, hiện trên địa bàn không có khu dân cư nào vi phạm nội dung hương ước, quy ước đã được phê duyệt. Nổi bật, đã có 100% khu dân cư tổ chức cả phần lễ và phần hội trong Ngày hội "Đại đoàn kết dân tộc” năm 2023.

Đến nay, 200/213 thôn, bản có nhà văn hóa, trong đó có 170 nhà văn hóa đạt chuẩn; có 150 sân thể thao, trong đó có 105 sân thể thao đạt chuẩn. Hiện, tỉ lệ số người luyện tập thể dục thể thao chiếm 39,78%. Toàn huyện có hơn 2.275 gia đình thể thao, 32 câu lạc bộ thể thao; 100% trường học thực hiện tốt chương trình giáo dục thể chất chính khoá... 

Với những kết quả đạt được, Phong trào TDĐKXDĐSVH huyện Văn Chấn đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, xây dựng huyện Văn Chấn ngày càng văn minh, hiện đại. Trong thời gian tới, Văn Chấn sẽ tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn công tác xây dựng nếp sống, lối sống văn hóa trong cộng đồng gắn liền với đẩy mạnh thực hiện Phong trào "TDĐKXDĐSVH”, nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân Văn Chấn. 

Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong xây dựng môi trường văn hóa, con người; nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống truyền thanh cơ sở, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, thông tin tuyên truyền và dịch vụ viễn thông; quản lý, bảo tồn các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch tại các địa phương... , góp phần nâng cao chất lượng Phong trào "TDĐKXDĐSVH”.

Năm 2024, Văn Chấn phấn đấu duy trì 82% số gia đình được công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa”; 82,2% số làng, bản, tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu văn hóa; 91,2% cơ quan, đơn vị được công nhận và giữ vững danh hiệu văn hóa. 

Thành Trung

Tags Văn Chấn văn hóa tinh thần nhân dân “gia đình văn hóa” “gia đình hạnh phúc” đoàn kết dân chủ văn minh văn hóa phi vật thể

Các tin khác
Các thành viên Câu lạc bộ Bảo tồn văn hóa dân tộc thị xã Nghĩa Lộ chia sẻ kinh nghiệm gìn giữ các giá trị văn hóa, bảo tồn tri thức bản địa các dân tộc tại địa phương.

Với mục tiêu là tập hợp, đoàn kết các nghệ nhân, người am hiểu, người nắm giữ, những người nghiên cứu, sưu tầm, những người uy tín, đam mê yêu thích văn hóa truyền thống, tri thức dân tộc thiểu số…, Câu lạc bộ (CLB) Bảo tồn văn hóa dân tộc thị xã Nghĩa Lộ với số lượng thành viên hơn 100 người, luôn duy trì và hoạt động có chất lượng, nhằm phát huy các giá trị văn hóa, bảo tồn tri thức bản địa các dân tộc thị xã Nghĩa Lộ.

Câu lạc bộ về hát Then, Khắp cọi của Trường TH&THCS Mường Lai

Đến nay trên địa bàn huyện Lục Yên có 100% trường học thực hiện mô hình trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện và nhiều trường xây dựng không gian văn hóa dân tộc trong nhà trường, lớp học...

Đêm đại xòe Mường Lò.

Yên Bái không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà còn là nơi có nhiều di sản văn hóa lịch sử quan trọng. Nỗ lực bảo tồn và phát triển di sản tại Yên Bái đang trở thành một điểm nhấn quan trọng trong việc du lịch và phát triển bền vững của vùng. Với sự phát triển của công nghệ, ngành văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh cũng đã có những ứng dụng công nghệ trong bảo tồn di sản văn hóa.

Bà Bùi Thị Minh Hoài - trưởng Ban Dân vận Trung ương và ông Nguyễn Đình Khang - chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam - trao giải nhất cho các tác giả

Tối 26-11 tại Hà Nội, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục