Nghi lễ mổ trâu trắng - Lễ hội Đền Đông Cuông năm 2024 sẽ diễn ra vào 0h ngày 21/2

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/2/2024 | 4:31:08 PM

YênBái - Trong Lễ hội Đền Đông Cuông xuân Giáp Thìn 2024 sắp tới được tổ chức vào ngày 20 - 21/2 (tức 11-12 tháng Giêng), mổ trâu trắng tế thần linh là nghi lễ được nhiều du khách quan tâm và muốn được chứng kiến nhất.

Nghi lễ mổ trâu trắng sẽ diễn ra lúc 0h ngày 21/2 (đêm 11 tháng Giêng Giáp Thìn) tại gốc cây mít cổ thụ trước cửa đền chính.
Nghi lễ mổ trâu trắng sẽ diễn ra lúc 0h ngày 21/2 (đêm 11 tháng Giêng Giáp Thìn) tại gốc cây mít cổ thụ trước cửa đền chính.


Nằm trong chuỗi hoạt động Lễ hội Đền Đông Cuông, nghi lễ mổ trâu tế thần theo truyền thống tại cây mít cổ thụ trước cửa đền chính - đền Đông Cuông được diễn ra vào thời khắc chuyển giao sang ngày Mão đầu tiên của năm. Đây là một hoạt động tâm linh tại đền Đông Cuông có từ xa xưa. 

Đền Đông Cuông hằng năm có 2 kỳ lễ hội. Theo tục lệ, đầu năm tế trâu trắng để cầu cho mưa thuận, gió hòa và cầu cho bách gia trăm họ được sức khỏe, bình an. Cuối năm mổ trâu đen để tạ ơn trời đất, cảm ơn thiên nhiên đã ban cho con người sức khỏe, mùa màng bội thu.



Trâu dùng để tế là trâu đực trắng, to khỏe, được tuyển chọn thật kỹ lưỡng từ nhiều ngày trước khi làm lễ. 

Tới giờ "thiêng” (thời khắc đầu tiên của ngày Mão), ông Mo bước từ cung cấm ra, cùng các trai đinh và dân bản cử hành làm lễ hiến sinh, cầu mong mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa, cầu cho linh hồn các anh hùng đã hy sinh tại thác Ghềnh Ngai. 

Đây là một nghi lễ quan trọng trong lễ hội, thể hiện sự biết ơn của nhân dân các dân tộc huyện Văn Yên đối với Thánh Mẫu Thượng ngàn, các vị thần linh, các anh hùng nghĩa sĩ đã có công che chở giúp nhân dân làm ăn phát triển kinh tế, gìn giữ đất nước như ngày hôm nay.

Thu Trang

Tags Nghi lễ mổ trâu trắng Lễ hội Đền Đông Cuông năm 2024 Văn Yên Yên Bái

Các tin khác
Các con, các cháu sum họp đủ đầy trong ngày lễ mừng thọ cụ Phan Thị Nhàn, tổ 2, phường Minh Tân tròn 90 tuổi.

Mùa xuân là mùa của các lễ hội với nhiều phong tục đẹp, trong đó có phong tục chúc thọ, mừng thọ đầu xuân. Gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm tính nhân văn sâu sắc ấy, trong không khí rộn ràng, vui tươi của năm mới, các địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái đều tổ chức lễ chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi.

Múa khèn là một trong những nét văn hóa truyền thống luôn có mặt trong mọi lễ hội, cuộc vui của người Mông.

Người Mông là một trong những dân tộc thiểu số có số dân đông ở Yên Bái, sống chủ yếu trên các triền núi cao, tập trung nhiều tại 2 huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu. Các nhóm Mông đều có chung ngôn ngữ tiếng nói và văn hoá với nhiều phong tục, tập quán và tín ngưỡng dân gian trong những ngày đầu xuân phong phú, độc đáo, đặc sắc và riêng có.

Lễ Rước mẫu tại đền Đông Cuông, huyện Văn Yên hàng năm luôn thu hút đông đảo du khách tham gia.

Là một trong những địa phương có nền văn minh sông Hồng, sông Chảy, là trung điểm giao lưu giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc… Bởi vậy, Yên Bái có nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh với hệ thống đình, đền, chùa và các lễ hội dân gian độc đáo.

Các đoàn lễ dâng hương trước tượng đài vua Quang Trung.

Sáng 14/2, (mùng 5 Tết Nguyên Đán) hàng ngàn người tụ hội về Công viên Văn hoá Đống Đa (phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội), cùng dâng hương, tham dự lễ hội kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789 - 2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục