Phát động “Tuần lễ áo dài” trên toàn quốc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 1/3/2024 | 9:01:05 AM

Chào mừng 114 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910- 8/3/2024), tối 29-2, tại Nhà hát Hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức lễ phát động “Tuần lễ áo dài” năm 2024 và chương trình nghệ thuật “Hương sắc Áo dài Việt”.

Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga phát biểu.
Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga phát biểu.

Tới dự có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; lãnh đạo các bộ, ngành; Đại sứ các nước, đại diện các tổ chức quốc tế; các nữ doanh nhân, văn nghệ sĩ…

Phát biểu tại lễ phát động, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga cho biết: Lễ phát động "Tuần lễ áo dài” năm 2024 và chương trình nghệ thuật "Hương sắc Áo dài Việt” nhằm góp phần tôn vinh giá trị của áo dài; khơi dậy tình yêu, niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị di sản áo dài trong cộng đồng; đồng thời, là dịp để giới thiệu văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng đến đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.

Năm 2019, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã khởi xướng và phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các sự kiện với chủ đề "Áo dài – Di sản Văn hóa Việt Nam”. Từ đó đến nay, "Tuần lễ áo dài" được tổ chức đều đặn hằng năm vào tuần đầu của tháng 3, ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3.

Từ sáng kiến của Hội năm 2019, đến nay, nhiều hoạt động tôn vinh áo dài Việt Nam đã được triển khai sôi nổi, đa dạng, rộng khắp trên phạm vi cả nước như: Các cuộc thi ảnh đẹp áo dài, thi tìm hiểu giá trị áo dài, các cuộc đồng diễn, diễu hành với quy mô lớn xác lập kỷ lục Guinness Việt Nam. Đặc biệt, còn có các hoạt động có ý nghĩa như: Tặng áo dài cho phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn của Hội phụ nữ nhiều địa phương; khóa học "Cắt may và thiết kế áo dài” trực tuyến miễn phí cho gần 8.500 học viên trên cả nước của nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam phối hợp Trung ương Hội tổ chức; cuộc vận động thiết kế áo dài "Tự hào áo dài Việt"...


Trình diễn các bộ sưu tập áo dài.

Bên cạnh đó, các ngành, các địa phương cũng có nhiều hoạt động nhằm khẳng định áo dài là di sản văn hoá của Việt Nam, điển hình như tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt đề án "Huế - Kinh đô áo dài” tiến tới hoàn thiện hồ sơ Nghề may đo áo dài và tập quán sử dụng áo dài truyền thống Huế đệ trình UNESCO xem xét, ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Trong khuôn khổ lễ phát động "Tuần lễ áo dài”, chương trình nghệ thuật "Hương sắc áo dài Việt” tạo điểm nhấn đặc biệt với sự kết hợp giữa ca múa nhạc và công nghệ âm thanh, ánh sáng, màn hình 3D hiệu ứng trực quan; giữa thời trang và văn hóa, qua đó góp phần khẳng định áo dài trở thành một trang phục gắn bó với đời sống của mọi người dân ở mọi nơi…

"Tuần lễ áo dài” năm 2024 diễn ra từ ngày 1 đến ngày 8-3, trên phạm vi toàn quốc. Hội Liên hiệp phụ nữ các tỉnh, thành phố, các đơn vị trực thuộc, hội viên, phụ nữ, nữ công chức, viên chức tại địa phương, cơ quan, đơn vị, nơi công tác hưởng ứng sự kiện bằng các hoạt động sáng tạo, thiết thực, cụ thể; mặc áo dài trong ngày làm việc phù hợp với điều kiện và đặc thù nghề nghiệp, tập trung đồng loạt vào ngày 8-3.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Hoạt động biểu diễn văn nghệ tại nhà văn hóa bản Trống Là, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải.

Cùng với xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây, việc hoàn thiện hệ thống nhà văn hóa (NVH) tại các bản ở huyện Mù Cang Chải được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Nhiều NVH được trang bị hệ thống âm thanh, ánh sáng, dụng cụ tập luyện thể dục, thể thao, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, gắn kết cộng đồng cũng như hiệu quả tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người dân.

Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS huyện Văn Chấn trong giờ tập múa xòe Thái

Là trường đặc thù với số lượng học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 95%, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Văn Chấn đã phát huy thế mạnh riêng có, quan tâm, chú trọng giáo dục gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Yến.

Nhà báo, nhà văn Nguyễn Ngọc Yến được công chúng biết đến bởi nhiều truyện ngắn được đăng trên Báo Văn nghệ Việt Nam và Tạp chí Văn nghệ Yên Bái. Trong suốt 15 năm cầm bút, qua nhiều vị trí công tác, hiện chị là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Yên Bái, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Yên Bái. Cây bút "8X" cũng là nữ nhà văn đầu tiên trong số 7 tác giả Yên Bái chính thức trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Phóng viên Báo Yên Bái đã có cuộc trò chuyện với nữ nhà văn Nguyễn Ngọc Yến.

Loại trang sức này lần đầu tiên được phát hiện tại Yên Bái có từ thời đại Đồ đá (thời tiền sử), niên đại vào khoảng 3.500 - 5.000 năm.

Sơ bộ cho thấy, đồ trang sức người Việt cổ phát hiện tại Yên Bái mới đây là những hạt chuỗi vỏ nhuyễn thể có từ thời đại Đồ đá (thời tiền sử), niên đại khoảng 3.500 - 5.000 năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục