Thêm trân trọng những giá trị văn hóa

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/11/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Tỉnh Yên Bái vinh dự được đăng cai tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ X.

Góc trưng bày trang phục của dân tộc Mông. (Ảnh Thái Hoàng)
Góc trưng bày trang phục của dân tộc Mông. (Ảnh Thái Hoàng)

Dù chương trình chỉ diễn ra trong ba ngày nhưng người dân Yên Bái đã được tiếp cận nhiều loại hình văn hóa dân gian đặc  sắc của những tộc người sinh sống ở vùng Tây Bắc được các tỉnh lựa chọn công phu, mô phỏng khái quát nhất để mang đến ngày hội. Đồng thời được chứng kiến sự đua tài quyết liệt của các vận động viên ở nhiều môn thể thao dân tộc đầy tính thượng võ.

Trong những ngày hội này còn có sự góp mặt của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với phòng trưng bày sưu tập tranh thờ của các dân tộc ở phía Bắc và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam với phòng trưng bày các hiện vật về dân tộc học các vùng, miền trong cả nước.

Với phòng triển lãm tranh thờ dân gian, chúng ta được xem 68 bức tranh thờ trong hàng trăm bức tranh thờ mà Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã nỗ lực sưu tầm từ mấy chục năm nay. Trong số đó, ta thấy có sự hiện diện đầy đủ các dòng tranh dân gian như: tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội), tranh Làng Sình (Huế), đặc biệt có nhiều bức thuộc loại quý hiếm như: "Thái Ất cứu khổ thiên tôn", "Chu Lăng độ mạng thiên tôn", "Cửu U phả độ thiên tôn", "Nam Đường", "Thần Nông", "Táo Quân vị", "Thổ Công vị", "Ngũ vị thần linh", "Phật thuyết pháp", "Hải Bá", "Tổng đàn"... Xem tranh, ta cảm nhận sự tài tình của các họa sỹ dân gian đã kết hợp hài hòa giữa nét vẽ, sự phối màu và nội dung của tranh đậm triết lý dân gian, nét văn hóa tâm linh và ý nghĩa răn dạy con người.

Ở phòng trưng bày hiện vật dân tộc học, ta được xem khá đầy đủ những hiện vật gắn liền với đời sống thường ngày của đồng bào các dân tộc Tây Bắc từ thuở xa xưa đến tận bây giờ. Đó là các loại trang phục của nhiều tộc người, nhạc cụ, công cụ săn bắt và trồng trọt, đồ thờ cúng và nhiều thứ vật dụng sinh hoạt khác. Trong đó, người xem chú ý nhiều đến một số hiện vật như: thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái), trống đồng của người Mường ở Hòa Bình, bộ mặt nạ trong lễ cấp sắc, bộ đồ cúng tế, dụng cụ đánh cá của người Dao, bộ sưu tập gốm cổ Mường Chanh (Mai Châu, Sơn La) với những tượng thú, bình, lọ, thạp, thố...

Bộ chiêng Guông và trống da voi dân tộc Rơ Măm vùng Tây Nguyên.  

Cũng những hiện vật ấy, nhưng ở một góc khác của phòng trưng bày khác, ta lại thấy chúng mang những đặc thù văn hóa của các tộc người ở vùng Tây Nguyên. Nhiều người lần đầu tiên được xem một cách đầy đủ những hiện vật này, đó là bộ sưu tập gùi các dân tộc Tây Nguyên; bộ sưu tập nhạc cụ, trong đó có trống da voi, giàn chiêng núm, chiêng bằng; bộ sưu tập ghè, chóe; bộ sưu tập tượng nhà mồ; dụng cụ săn bắt và thuần dưỡng voi rừng; mô hình nhà rông...

Xuôi về phía Nam vùng Trung bộ, ta lại thấy các hiện vật mang sắc thái của nền văn hóa Chăm. Trong đó, nhiều người cứ mải mê ngắm nhìn sản phẩm dệt truyền thống với nét hoa văn đa dạng và tuyệt mỹ. Tại đây, mọi người còn được chiêm ngưỡng các nhạc cụ độc đáo của người Chăm như: đàn pa-ra-nưng, đàn ca nhí...

Đến với khu vực trưng bày các hiện vật vùng Tây Nam Bộ, ta thấy nổi bật hình ảnh các hiện vật trong đời sống thường nhật của đồng bào Khơ Me. Các hiện vật đó là: ghe ngo, bát khất thực, lồng bàn lễ vật lên chùa, bộ nhạc cụ nổi bật là cây đàn huyền, bộ trống có đường kính nhỏ nhưng tang trống dài và một đầu vát nhọn...

Từ những hiện vật đó đã giúp người xem có được nhận thức khái quát về văn hóa các tộc người ở các vùng miền trong cả nước. Đồng thời cũng sẽ giúp người xem cảm nhận sự tài tình của con người đã tạo nên những vật thể văn hóa ấy. Qua đây, người xem sẽ có thêm sự trân trọng và có thái độ ứng xử trước những giá trị văn hóa được hình thành và bảo tồn từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Hoàng Nhâm

Các tin khác
Nhà báo Bùi Nguyên Khiết (phải) trên chốt Lao Páo Chải.

YBĐT - Tôi quen Bùi Nguyên Khiết không lâu, chừng dăm sáu tháng gì đó, nhưng cũng đủ để cho tôi thấy anh là một người thẳng thắn, thiện cảm, nhiệt tình.

YBĐT - Năm 1995, cơ quan Báo Yên Bái cho ra mắt ấn phẩm báo Yên Bái vùng cao. Đây là bước chuyển biến tích cực trong công tác tuyên truyền nhằm đưa chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc ít người vùng đặc biệt khó khăn.

Báo Yên Bái đã trở thành người bạn thân thiết của đồng bào các dân tộc vùng cao Yên Bái.

YBĐT - Trong những năm qua, Báo Yên Bái đã có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức, được bạn đọc xa gần quan tâm. Song trước xu thế hội nhập và phát triển của cả nước, trước sự vận động không ngừng của xã hội, một câu hỏi lớn đặt ra là, làm thế nào để Báo Yên Bái ngày càng được bạn đọc tin yêu, đón đợi một cách thường xuyên và rộng rãi?

Phóng viên YBĐT tác nghiệp tại huyện vùng cao Trạm Tấu.

YBĐT - Di sản văn hóa là tài sản vô cùng quý giá của đất nước, là chất liệu gắn kết cộng đồng dân tộc, là bản sắc và cốt lõi văn hóa tộc người. Di sản văn hóa cũng là cơ sở để sáng tạo những giá trị tinh thần mới, nơi giao lưu văn hóa giữa các dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục