Hội thảo khoa học giá trị lịch sử - văn hóa di tích Hắc Y

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/11/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Ngày 26/11, tại huyện Lục Yên, UBND tỉnh Yên Bái phối hợp với hội khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học giá trị lịch sử - văn hóa di tích Hắc Y. Đồng chí Hoàng Thị Hạnh - Phó chủ tịch UBND tỉnh; Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam chủ trì hội thảo.

Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam xem hiện vật tại trung tâm văn hóa huyện Lục Yên.
Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam xem hiện vật tại trung tâm văn hóa huyện Lục Yên.

Di tích lịch sử - khảo cổ học Hắc Y thuộc xã Tân Lĩnh (Lục Yên) được phát hiện năm 1995. Năm 2001, di tích được xếp hạng cấp quốc gia với 8 địa điểm được xác định là: Bến Lăn ( 4 địa điểm), Đồi Hắc Y, chùa Dõng, Đền Đại Cại và núi thần áo đen.

 

Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam:

Di tích lịch sử - khảo cổ học Hắc Y là một quần thể di tích Phật giáo có kiến trúc khá tiêu biểu của thời Trần, được xây dựng vào thế kỷ 13 là một trung tâm phật giáo có ý nghĩa rất to lớn trong đời sống tâm linh ở khu vực này. Nét nỗi bật lên là giá trị nghệ thuật như: mặt bằng, trụ móng bằng đá, gạch, 4 cột ở giữa rất lớn… nên đây là sự kết hợp giữa phong cách nghệ thuật của thời Trần với việc sản xuất tại chỗ ở địa phương. Các kiến trúc có nhiều nét liên quan đến nhân vật lịch sử được triều đình giao nhiệm vụ trấn ải vùng biên viễn này là Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật. Giáo sư Phan Huy Lê cũng nêu nên những ý kiến định hướng về bảo tồn và phát triển khu di tích...

Di tích Hắc Y đã qua 4 lần khai quật, kết quả đã phác lộ toàn bộ hiện trạng di tích và đã phát hiện được nguồn hiện vật vô cùng phong phú bao gồm: Hệ thống tường đá; đường ống thoạt nước; dấu tích lò nong; di tích kiến trúc chùa trung tâm; những di tích khác.

 

Về di vật: gồm có nhóm vật liệu xây dựng với những phù điêu trang trí ốp bệ thờ; các vật cấm trang trí. Nhóm vật liệu xây dựng và trang trí khác gồm có tượng tròn; đồ gia dụng và đồ thờ cúng; đất nung, sành, sứ, kim loại...

 

Các ý kiến tại hội thảo đều tập trung vào việc xác định đây là một quần thể kiến trúc phật giáo mang đặc trưng thời Trần có niên đại từ khoảng thế kỷ 13. Quần thể kiến trúc này được xây dựng bằng cơ bản bằng nguồn vật liệu chế tác tại chỗ, có phong cách kiến trúc khá độc đáo so với các kiến trúc chùa Trần ở miền xuôi. Đây còn là một kiến trúc nổi bật trong sự giao lưu giữa văn hóa Việt và văn hóa Chăm. Qua "minh văn" được phát hiện trên tháp đã xác định được chủ nhân xây dựng ngôi chùa là ông Hoàng Lục Thiện và cơ bản đã xác định được niên đại tương đối chính xác qua hệ can chi năm Mậu Dần và Mậu Ngọ trong thế kỷ 13...

 

Thay mặt cho lãnh đạo tỉnh, đồng chí Hoàng Thị Hạnh đã tiếp thu những ý kiến của các nhà khoa học trong việc phát hiện và giải nhiều mật mã mới của di tích, đồng chí cũng mong muốn các nhà khoa học tiếp tục giúp cho tỉnh Yên Bái có một quy hoạch tổng thể để tôn tạo và bảo tồn khu di tích. Đồng chí đã yêu cầu  huyện Lục Yên phải làm tốt công tác bảo vệ, tôn tạo và phát triển thành một điểm tham quan của du khách thập phương trong thời gian tới.

 

Văn Tuấn

Các tin khác
Đỏ tím chiều sông Hồng. Ảnh MQ

YBĐT - Sông Hồng. Biết bao thi sĩ đã viết và không mấy ai không nói về sắc đỏ, sắc hồng của sông Hồng với một đặc điểm thật riêng biệt. Thế mà Nguyễn Quang Bích viết đến 4 bài thơ về sông Hồng với cách quan sát, nhận xét thật cụ thể, tinh tế.

Đánh cồng khai mạc lễ hội “Cầu mưa” ở xã Nghĩa Sơn, Văn Chấn.

YBĐT - Xưa kia, người Khơ Mú khi làm nương rẫy đều "cầu xin" sự phù hộ của trời đất, các ma sông, ma suối, ma nương rẫy, tổ tiên như mọi nhóm dân tộc sinh sống bằng trồng trọt khác.

YBĐT - Với 56 bài thơ cho một tập thơ, dung lượng vừa phải nối tiếp từ “Lâu đài mái cọ” (2002), “Mùa nhãn đợi” (2003), “Tình không cô đơn” (2004), “Nhẹ như tiếng khèn” (2005) và “Thao thức một vầng trăng” (2006) - Đinh Hội viết đều đặn, khỏe khắn, cần mẫn, đam mê của người làm thơ.

YBĐT - Nhà sàn của người Thái - hướn hạn phủ táy là một công trình kiến trúc tài hoa, hòa đồng với thiên nhiên, đất trời cùng vạn vật. Từ kiến trúc xây dựng đến nghệ thuật trang trí đều bắt nguồn từ thực tế cuộc sống khách quan được cách điệu hóa đạt tới trình độ thẩm mỹ cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục