Bùng lên ngọn lửa văn hoá truyền thống Lào Cai

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/11/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT – Là tỉnh có 25 dân tộc anh em chung sống, nhiều năm qua Lào Cai đã chú trọng tới công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Trong thời kỳ đổi mới gắn với việc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết TƯ 5 (khoá VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, sự nỗ lực của ngành Văn hóa – Thông tin cùng sự quan tâm của tỉnh đã góp phần làm nên bản sắc riêng của Lào Cai.

Lễ cưới của dân tộc Dao đỏ (Lao Cai).
Lễ cưới của dân tộc Dao đỏ (Lao Cai).

Từ đề án “Bảo tồn, khai thác phát triển bản sắc văn hoá các dân tộc Lào Cai giai đoạn 2001 - 2005 và đến 2010”, các đề tài về điều tra di sản văn hoá phi vật thể tỉnh Lào Cai; Sưu tầm, nghiên cứu và nâng cao một số trò chơi dân gian các dân tộc Lào Cai được nhanh chóng triển khai, nhằm khôi phục, bảo tồn các sinh hoạt văn hoá cộng đồng, các lễ, tết, hội cổ truyền của các dân tộc trên địa bàn.

Với chủ trương gắn bảo tồn văn hoá với phát triển du lịch bền vững góp phần xoá đói giảm nghèo cho nhân dân, ngành Văn hoá - Thông tin đã tổ chức khảo sát, lập hồ sơ khoa học 51 làng và toàn bộ 23 dân tộc tiến hành thống kê được các di sản văn hoá vật thể và các di sản văn hoá phi vật thể để lập danh sách các di sản văn hoá đặc biệt có giá trị cần bảo tồn, khai thác.

 Đến nay, Lào Cai đã sưu tầm 8.128 hiện vật vật thể khối và hình ảnh; trong đó có nhiều cổ vật giá trị như: trống đồng, vò gốm, gương đồng. Sưu tầm 200 mẫu hoa văn cổ của người Mông, 1.264 hiện vật dân tộc học của 13 nhóm, ngành dân tộc ở Lào Cai. Cùng 92 phong tục tập quán của các nhóm, ngành dân tộc, 50 lễ-tết-hội; 1.800 bài dân ca, 40 bản nhạc khí, 85 điệu múa, 2000 địa danh và 838 cuốn sách cổ của các dân tộc Dao, Giáy, Bố Y. Kho tàng văn hoá dân gian của 7 nhóm, ngành dân tộc có số dân ít, nguy cơ mai một di sản văn hoá cao như:  Bố Y, Kháng, La Ha, ngành Mông Xanh, Xá Phó, La Chí, Pa Dí, được sưu tầm có hệ thống.
Trên cơ sở, khảo sát, thống kê, Lào Cai lựa chọn bảo tồn một số di sản văn hoá tiêu biểu phục vụ nghiên cứu và phát triển du lịch. Đến nay, tỉnh đã bảo tồn được 3 làng cổ truyền thành 3 điểm, tuyến du lịch hấp dẫn du khách nhất khi đến Sa Pa, phục dựng 12 nghề thủ công truyền thống, xây dựng được 20 đội văn nghệ tiêu biểu ở 12 điểm du lịch.

Hiện toàn tỉnh đã có 16 di tích được công nhận cấp tỉnh, 12 di tích được công nhận cấp quốc gia. Phần lớn các di tích được xếp hạng đã thực sự trở thành các điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Đặc biệt các khu di tích Đền Thượng, đền Bảo Hà trong 2 năm gần đây thu hút đông đảo du khách lui tới viếng thăm. Công tác bảo tồn đã tập trung vào các di sản văn hoá trọng điểm, có giá trị cao và gắn với việc khai thác nguồn lợi các di sản phục vụ xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Ông Nguyễn Văn Bình - Phó giám đốc sở Văn hoá - Thông tin Lào Cai cho biết: Không dừng lại ở việc bảo tồn, Lào Cai triển khai mạnh mẽ các chương trình liên kết khai thác thế mạnh về di sản văn hoá đặc sắc của tỉnh cũng đang mang lại hiệu quả. Tiêu biểu như phối hợp xác định lại thành phần dân tộc các nhóm: Phù Lá - Xá Phó, Pa Dí - Thu Lao, Tu Dí - Tày Nặm, hợp tác khảo sát di sản sách cổ và ngôn ngữ của các nhóm dân tộc. Việc nghiên cứu, khai thác phát triển giá trị di sản văn hoá dân tộc Lào Cai đã tạo ra các sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Các sản phẩm có thương hiệu gắn với các di sản văn hoá đã đem lại giá trị kinh tế cao gấp 3 - 4 lần các sản phẩm cùng loại.

Mặt khác, trên cơ sở các hoạt động khảo sát, sưu tầm, bảo tồn có hệ thống, Lào Cai đã mở tuyến du lịch văn hoá “Về cội nguồn” nhằm khai thác lợi thế du lịch văn hoá phục vụ xoá đói giảm nghèo. Lào Cai đã xây dựng được 12 mô hình làng văn hoá du lịch, 34 mô hình làng văn hoá ...

 

Một tiết mục trình diễn của đoàn Lào Cai trong Ngày hội VH-TT các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ X tại tỉnh Yên Bái (2007).

Các làng văn hoá du lịch hoạt động hiệu quả đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 30% xuống 9%. Người dân tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch đều có mức thu nhập gấp 2,5 lần so với sản xuất nông nghiệp. Tiêu biểu là thôn Bản Dền xã Bản Qua huyện Bát Xát đã có 10 hộ gia đình thu nhập từ 10 - 40 triệu đồng/năm. Việc đẩy mạnh công tác xây dựng thiết chế văn hoá thôn bản trên địa bàn toàn tỉnh đang góp phần bảo tồn, làm giàu bản sắc văn hoá thông qua các sinh hoạt cộng đồng.

 Ông Trần Hữu Sơn - Giám đốc sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Lào Cai cho biết thêm: Trong giai đoạn 2006- 2010, Lào Cai sẽ hoàn thành tổng kiểm kê, khảo sát, phân loại di sản văn hoá,  cơ bản hoàn thành việc sưu tầm các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể của các dân tộc ở Lào Cai. Triển khai chương trình nghiên cứu “ mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc, mỗi vùng có một loại đặc sản văn hoá trở thành hàng hoá", góp phần thiết thực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế. Trong đó, chú trọng nghiên cứu tri thức bản địa, bí quyết về nghề truyền thống, đề xuất việc cải tiến mẫu mã, tổ chức sản xuất gắn với tham quan du lịch...
Việc thực hiện Nghị quyết TƯ 5 (khoá VIII) với trọng tâm hướng về cơ sở của Lào Cai được gắn với thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, hoạt động tín ngưỡng và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” đã tạo ra các tiền đề quan trọng để đời sống văn hoá của tỉnh phát triển đúng hướng. Đặc biệt, việc bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc đã góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao lòng tự hào dân tộc ít người, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, đề cao ý thức bảo tồn di sản văn hoá của từng cộng đồng, từng thôn ,bản.

Tinh thần “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, đã được Lào Cai thực hiện theo cách riêng của mình, từ việc triển khai có bài bản, tập trung mọi nguồn lực, xác định thứ tự ưu tiên đến gắn chặt với phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,  xoá đói giảm nghèo. Ngọn lửa văn hoá truyền thống đã và đang góp phần để Lào Cai cất cánh trong giai đoạn cách mạng mới.

Thành Trung

 

Các tin khác
Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam xem hiện vật tại trung tâm văn hóa huyện Lục Yên.

YBĐT - Ngày 26/11, tại huyện Lục Yên, UBND tỉnh Yên Bái phối hợp với hội khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học giá trị lịch sử - văn hóa di tích Hắc Y. Đồng chí Hoàng Thị Hạnh - Phó chủ tịch UBND tỉnh; Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam chủ trì hội thảo.

Đỏ tím chiều sông Hồng. Ảnh MQ

YBĐT - Sông Hồng. Biết bao thi sĩ đã viết và không mấy ai không nói về sắc đỏ, sắc hồng của sông Hồng với một đặc điểm thật riêng biệt. Thế mà Nguyễn Quang Bích viết đến 4 bài thơ về sông Hồng với cách quan sát, nhận xét thật cụ thể, tinh tế.

Đánh cồng khai mạc lễ hội “Cầu mưa” ở xã Nghĩa Sơn, Văn Chấn.

YBĐT - Xưa kia, người Khơ Mú khi làm nương rẫy đều "cầu xin" sự phù hộ của trời đất, các ma sông, ma suối, ma nương rẫy, tổ tiên như mọi nhóm dân tộc sinh sống bằng trồng trọt khác.

YBĐT - Với 56 bài thơ cho một tập thơ, dung lượng vừa phải nối tiếp từ “Lâu đài mái cọ” (2002), “Mùa nhãn đợi” (2003), “Tình không cô đơn” (2004), “Nhẹ như tiếng khèn” (2005) và “Thao thức một vầng trăng” (2006) - Đinh Hội viết đều đặn, khỏe khắn, cần mẫn, đam mê của người làm thơ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục