La Pán Tẩn: Ra mắt xây dựng xã văn hóa

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/12/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đầu tháng 12/2007, xã La Pán Tẩn (huyện Mù Cang Chải) đã tổ chức ra mắt xây dựng xã văn hóa (giai đoạn 2007 - 2012).

Đây là xã vùng cao thứ 2 của huyện được Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Yên Bái chỉ đạo điểm xây dựng xã văn hóa kể từ khi phát động phong trào đến nay.

La Pán Tẩn là xã 100% dân tộc Mông sinh sống, có 7 bản, gồm 484 hộ (3.631 nhân khẩu). Do có hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, nhân dân đoàn kết, cần cù lao động sản xuất, sự chỉ đạo, giúp đỡ thường xuyên của các cấp, ngành nên những năm gần đây, xã đã có nhiều chuyển biến rõ nét trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.

 

Hàng năm có từ 80 - 85% hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, 7/7 bản đều ra mắt xây dựng bản văn hóa (1 bản đã được công nhận đạt chuẩn), các tập tục lạc hậu, tệ nạn xã hội đã từng bước được đẩy lùi; các giá trị văn hóa truyền thống đang được chú trọng bảo tồn và phát huy, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao.

 

Đặc biệt, ruộng bậc thang La Pán Tẩn cùng 2 xã Chế Cu Nha, Zế Xu Phình của huyện Mù Cang Chải vừa được công nhận là Di tích danh thắng cấp quốc gia nhờ những nỗ lực phát triển kinh tế và bảo tồn của nhân dân. Nhân dịp này, nhiều hoạt động văn hóa thể thao đã được tổ chức sôi nổi thu hút đông đảo nhân dân tham gia. La Pán Tẩn phấn đấu đến năm 2012 sẽ được công nhận xã đạt chuẩn văn hóa.

 

Đỗ Quân

Các tin khác

YBĐT - Dung dị, chân thành và cảm động - đó là nội dung xuyên suốt của các bài thơ trong tập thơ "Tình quê" của Câu lạc bộ Đồng hương Nam Hà. Điều đọng lại sau khi đọc là tình quê ấm áp; là quê hương yêu dấu với mẹ cha, gia đình, những người thân yêu, bạn bè thuở ấu thơ; là hình ảnh bến nước, con đò, ao làng… và cũng để đầy thêm nỗi niềm, nỗi nhớ quê da diết.

Dân tộc Khơ Mú, dân số không đông. Phần lớn bà con định cư tại xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn. Cũng như các dân tộc khác, người Khơ Mú nơi đây vẫn giữ những nét văn hóa đặc trưng của riêng mình. Hàng năm, họ vẫn có những lễ hội tiêu biểu, trong đó phải kể đến lễ hội "Mùa măng mọc" (pang-a-nựu-tbăn) đơn giản, ít tốn kém nhưng bao hàm nhiều ý nghĩa về nghi thức, về tổ chức cũng như về văn hóa nghệ thuật.

(Ảnh: Lê Tuấn)

YBĐT - Đó là một miền quê như bao miền quê khác trên dải đất Việt Nam thân yêu này nhưng lại mang những nét đặc trưng riêng của miền quê đồng bằng Bắc Bộ với chiếc cổng làng mà những người phụ nữ xưa ở quê tôi ít khi có dịp bước qua; là lũy tre xanh xào xạc những trưa hè; là con đường làng xếp gạch quanh co do những người dân quê tôi đóng góp mà làm nên và là tất cả những gì mà mỗi khi nhớ lại, tôi đều thấy thân thương quá đỗi.

Một cảnh trong lễ hội Chá Chiêng của người Thái (Mai Châu - Hoà Bình).

YBĐT - Lễ hội Chá Chiêng là một hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh của đồng bào Thái ở huyện Mai Châu - tỉnh Hòa Bình. Lễ hội được hình thành từ xa xưa do việc có nhiều bà con trong cộng đồng chịu ơn với ông Mùn trong bản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục