50.000 người đến Yên Tử trong ngày khai hội

  • Cập nhật: Chủ nhật, 17/2/2008 | 12:00:00 AM

Trong ngày 16/2, tức mồng 10 Tết Mậu Tý, có khoảng 50.000 lượt khách hành hương về thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh để dự lễ khai hội Yên Tử.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, đại diện Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các Bộ, ngành, cùng đông đảo khách hành hương đã về dự lễ khai hội.

Trong 9 ngày Tết Mậu Tý vừa qua, Yên Tử đón khoảng 150.000 lượt khách và dự kiến trong năm nay, sẽ có khoảng 1 triệu người hành hương về đây.

Khu di tích Yên Tử bao gồm một hệ thống chùa, am, tháp và rừng cây cổ thụ hoà quyện với cảnh vật thiên nhiên, nằm rải rác từ dốc Đỏ đến núi Yên Tử theo chiều cao dần thuộc xã Thượng Yên Công (Uông Bí).

Khu này là nơi vua Trần Nhân Tông (giữa thế kỷ 13) đến tu hành sau khi đánh thắng quân Nguyên Mông, sáng lập ra Thiền phái Trúc lâm, môn phái Phật giáo mang đặc trưng tinh thần phụng đạo yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Đến với Yên Tử, các tăng ni, phật tử và du khách được chiêm ngưỡng ngôi chùa đúc bằng đồng nguyên chất đầu tiên tại Việt Nam, tọa lạc trên đỉnh non thiêng Yên Tử, ở độ cao 1.068 mét so với mặt nước biển.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Vở rối nước

Từ 16/2 - 23/2, Liên hoan Múa rối Quốc tế lần thứ nhất sẽ diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của 11 nước: Việt Nam (5 đoàn), Trung Quốc, Ai Cập, Brazil, Indonesia (2 đoàn), Thái Lan, Singapore, Philippine (2 đoàn), Thụy Điển, Bỉ và Israel.

YBĐT - Với người Thái Tây Bắc, nếu từ mùa thu cho đến đầu xuân là mùa của sinh hoạt "Hạn Khuống" (hình thức diễn xướng sân khấu sơ khai ngoài trời, nơi trai gái hát đối đáp giao duyên) thì mùa đông - xuân là mùa "ỉn chan" - tức là chơi sàn, một sinh hoạt văn hóa độc đáo.

Ngày thơ Việt Nam năm 2007.

Hội thơ lớn nhất 2008 sẽ khai cuộc vào 21/2, vẫn tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Không có nhiều thay đổi trên sân thơ chính Thái Miếu, nhưng tại sân Thái học, lần đầu tiên Ban tổ chức dành hẳn một không gian cho sức trẻ phô bày với nghệ thuật trình diễn thơ.

YBĐT - Chợ đối với người vùng cao là nơi giao lưu văn hoá giữa các vùng miền, các dân tộc, là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống của các dân tộc thiểu số. Chỉ cần chiêm ngưỡng các phiên chợ thì những người xa lạ có thể cảm nhận được cái hồn của vùng cao xa xôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục