Ngày thơ Việt Nam lần thứ 6

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/2/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Yên Bái vừa tổ chức Ngày thơ Việt Nam (ngày Rằm tháng Giêng Mậu Tý). Tham dự có các ban ngành của tỉnh, các tác giả thơ, cộng tác viên thơ của Hội, các tác giả, người yêu thơ của Câu lạc bộ Thơ người cao tuổi Yên Bái, chi hội Câu lạc bộ thơ Việt Nam tại Yên Bái, học sinh và giáo viên Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái và một số trường trung học phổ thông.

(Ảnh: Tuấn Nghĩa)
(Ảnh: Tuấn Nghĩa)

Sau bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt và bài thơ “Nguyên tiêu” của Hồ Chủ tịch, những người yêu thơ được thưởng thức chùm  các bài thơ được giải thưởng trong cuộc thi thơ trên Tạp chí Văn nghệ Yên Bái năm 2007 và nhiều bài thơ đặc sắc của những hội viên, cộng tác viên các câu lạc bộ thơ Yên Bái.

Dịp này, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh cũng đã trao giải cuộc thi thơ trên Tạp chí Văn nghệ Yên Bái cho các tác gia, gồm: 2 giải B, 3 giải C và 5 giải khuyến khích. 

Câu lạc bộ người cao tuổi thành phố Yên Bái:

Ngày 19 tháng 2 vừa qua tại Chùa Am, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái diễn ra lễ kỷ niệm Ngày thơ Việt Nam lần thứ 6 của CLB người cao tuổi thành phố. Ngày thơ Việt Nam được tổ chức sớm 2 ngày với sự phối hợp của CLB Thơ người cao tuổi và Ban hộ tự chùa Am. Lễ hội thơ gồm 2 phần chính: Phần lễ và phần hội. Mở đầu là màn dâng hương, giới thiệu về lịch sử, ý nghĩa của Ngày thơ Việt Nam.

Trong không khí trang nghiêm, bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt đã vang lên hào sảng, bài thơ “Nguyên tiêu” của Hồ Chủ tịch đã tạo nên cái thần, cái hồn của lễ hội thơ. Tiếp theo là chương trình văn nghệ do đội văn nghệ nhà chùa, Câu lạc bộ Thơ người cao tuổi và các tác giả yêu thơ thể hiện các tiết mục ngâm thơ, hát quan họ, hát các ca khúc cách mạng truyền thống đã khơi dậy không khí sôi nổi, hào hứng cho ngày lễ.

Đây cũng là dịp để các cụ cao tuổi thể hiện lòng tôn kính hướng tới Phật môn, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước vào dịp đầu xuân năm mới.

Thu Hạnh - Nguyễn Ngọc Yến

Các tin khác
Phần vẽ cây tùng do họa sĩ Lý Tùng Niên thực hiện trong bức tranh thủy mặc kỷ lục

Bức tranh thủy mặc lớn nhất Việt Nam mang tên "Trăm hoa đua nở" vừa ra mắt tối 21/2 tại TP.HCM nhân tết Nguyên tiêu.

Một cảnh trong lễ hội

YBĐT - Bản Kích, xã Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La được biết đến với những nét văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc của người Thái, và cùng với đó là lễ hội “Kin Pang Then” - lễ hội truyền thống của dân tộc Thái trắng.

(Ảnh: Quang Tuấn)

YBĐT - Là một trong những quần thể di tích lịch sử ghi dấu những thăng trầm biến cố của đất nước, là nơi nuôi dấu cán bộ cách mạng trong các cuộc đấu tranh giữ nước, chùa Ngọc Am thuộc phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái (Yên Bái) được xem như một trong những điểm đến không thể thiếu trong hành trình du lịch tâm linh của du khách xa gần mỗi dịp lễ hội đầu xuân.

(Ảnh: Thành Trung)

YBĐT - Đình Bằng Là (huyện Văn Chấn) được tôn dựng năm Giáp Thân (năm 1704) thuộc triều vua Lê Duy Tông. Đình này vừa thờ sơn thần (Đức Thánh Tản), vừa thờ ông Phạm Đình Yên, là người có công khai sơn lập địa ở vùng này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục