Phim Việt giờ vàng đang tìm khán giả
- Cập nhật: Chủ nhật, 24/2/2008 | 12:00:00 AM
Chỉ sau vài tháng thực hiện "Phim Việt giờ vàng", đến nay, phim truyền hình Việt Nam đã bước đầu tìm được chỗ đứng trong lòng khán giả.
Cảnh trong phim "Ma làng".
|
Theo ông Đỗ Văn Hồng, Trưởng ban Thư ký Biên tập - Đài THVN thì rõ ràng, khả năng cạnh tranh của phim Việt là không thể phủ nhận.
Một cách công bằng, chúng ta chưa thể "bì" được với nhiều phim Mỹ trên các kênh HBO, Star Movie… nhưng ít nhất cũng không còn bị phim Hàn chế ngự như trước. Có nhiều lý do để phim truyền hình Việt làm cuộc đổi ngôi này. Tính chuyên nghiệp đã bước đầu có với các kịch bản tốt, đội ngũ diễn viên có kinh nghiệm và ý thức nghề nghiệp của mỗi nghệ sĩ. Và điều quan trọng, như một NSND nhận xét: Sự thay đổi nhận thức của "nhà đài" trong việc chấp nhận phát sóng những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống. Đề tài trong các phim truyền hình mới đây đã có những bước đột phá. Trên VTV1, các bộ phim đã đi sâu khai thác các vấn đề nóng hổi tính thời sự và gai góc của cuộc sống, được dư luận quan tâm, như tệ nạn tham nhũng, hối lộ, chạy án, những đề tài về nông thôn, đời sống học sinh, sinh viên… Loạt phim Việt trên VTV3 cũng phản ánh những quan hệ xã hội, nhưng lại mang một màu sắc khác, với cái nhìn hài hước, dí dỏm. Cùng với sự mới mẻ trong đề tài, cách kể của các bộ phim cũng đã hấp dẫn hơn. Vì thế, "Đột kích", "Ma làng", "Luật đời", "Cổng trường thời mở cửa" và loạt phim cảnh sát hình sự "Kẻ giấu mặt", "Kẻ sát nhân có tài mở khoá" vv… đã kéo được khán giả. Những vụ án với các tình tiết gần gũi thực tế đã thay thế sự đơn giản và đơn điệu trước đây, nên đã cuốn hút người xem. Các diễn viên vào vai diễn xuất đã có chiều sâu, cho dù chưa phải là tất cả. Tuần vừa qua, "Mùa hè rớt" trên sóng VTV3 cũng đã chinh phục khán giả, xứng đáng là một bộ phim vừa giành được giải vàng tại Liên hoan phim truyền hình toàn quốc. Vẫn là câu chuyện còn chưa kịp lắng đi xôn xao dư luận ở Hà Nội về cuộc hôn nhân tan vỡ, với những tình tiết trớ trêu của một vị lãnh đạo, khi bị vợ đưa lên báo chí, "Mùa hè rớt" của đạo diễn Phạm Thanh Phong đã có một cái nhìn hoàn toàn khác. Những vấn đề về đạo đức đã được xử lý một cách mềm mại, có tình, đã khiến khán giả chẳng những cảm thông, mà còn xót xa trong những bài học giá trị: cuộc sống đâu chỉ có cặp phạm trù đúng - sai, với các nguyên tắc cứng nhắc, mà còn là sự thấu hiểu, sẻ chia tự sâu thẳm trái tim. Cũng trên VTV3, bộ phim Việt Rõ ràng, không phải khán giả Việt Giám đốc Trung tâm Sản xuất phim truyền hình - Đài THVN, ông Khải Hưng cho biết: Với một loạt các phim dài tập, nhất là "Những người độc thân vui tính" sẽ được dựng đến khi nào khán giả nói "không" mới thôi. Tuy nhiên, tìm được chỗ đứng trong lòng khán giả là không dễ, nhưng giữ được vị trí đó sẽ vẫn là một thách thức với các nhà làm phim cũng như Đài Truyền hình. Vì thế, hy vọng với phương thức xã hội hóa, với cái tâm của người làm nghệ thuật, khán giả sẽ lại tiếp tục được thưởng thức những bộ phim có chất lượng như mong muốn. (Theo HNMĐT)
Các tin khác
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định bổ nhiệm chức vụ Trưởng ban, Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.
YBĐT - Lễ cấp sắc là một nghi lễ quan trọng trong đời người con trai dân tộc Dao. Cấp sắc là lễ "trao bằng" cho con trai (từ 10 tuổi trở lên, tuỳ theo từng gia đình làm sớm hay muộn) được công nhận đã trưởng thành.
YBĐT - Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Yên Bái vừa tổ chức Ngày thơ Việt Nam (ngày Rằm tháng Giêng Mậu Tý). Tham dự có các ban ngành của tỉnh, các tác giả thơ, cộng tác viên thơ của Hội, các tác giả, người yêu thơ của Câu lạc bộ Thơ người cao tuổi Yên Bái, chi hội Câu lạc bộ thơ Việt Nam tại Yên Bái, học sinh và giáo viên Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái và một số trường trung học phổ thông.
Bức tranh thủy mặc lớn nhất Việt Nam mang tên "Trăm hoa đua nở" vừa ra mắt tối 21/2 tại TP.HCM nhân tết Nguyên tiêu.