Phim chiến tranh của Việt Nam tham gia LHP quốc tế Hàn Quốc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/3/2008 | 12:00:00 AM

Lần đầu tiên những bộ phim về chiến tranh của Việt Nam như Cánh đồng hoang, Bao giờ cho đến tháng 10, Em bé Hà Nội sẽ tham gia liên hoan phim quốc tế Chơn-chu (Jeonju, Hàn Quốc) từ ngày 1 đến 9-5 tới.

Lê Vân trong phim Bao giờ cho đến tháng 10 của đạo diễn Đặng Nhật Minh.
Lê Vân trong phim Bao giờ cho đến tháng 10 của đạo diễn Đặng Nhật Minh.

Trao đổi với phóng viên báo chí tại Hàn Quốc, đạo diễn chương trình Woo Un-seong cho biết người Hàn Quốc biết về chiến tranh Việt Nam chủ yếu thông qua phim truyện của Mỹ, đa phần là phim hành động. Đây là lần đầu tiên những bộ phim về chiến tranh do chính các đạo diễn, diễn viên nổi tiếng của Việt Nam thể hiện được giới thiệu trong chương trình đặc biệt về phim Việt Nam ở Hàn Quốc.

Liên hoan phim quốc tế Hàn Quốc còn giới thiệu các phim tài liệu về đất nước, con người Việt Nam sau chiến tranh như Chị Năm khùng, Những nẻo đường công lý của đạo diễn Lại Văn Sinh. Ban tổ chức hy vọng liên hoan phim sẽ phác họa một giai đoạn lịch sử với những con người Việt Nam anh dũng trong bom đạn chiến tranh và trăn trở hàn gắn vết thương thời hậu chiến.

Ngoài những bộ phim hành động Mỹ, người Hàn Quốc biết đến Việt Nam qua những bộ phim do các nước khác sản xuất như Sông Ba xa xăm của Hàn Quốc, hay các phim Trời và Đất, Đông Dương... Những người quan tâm đến Việt Nam cũng có thể tìm kiếm ở các cửa hàng băng đĩa phim hay phòng chiếu tư nhân các phim Mùi đu đủ xanh, Xích lô của đạo diễn Việt kiều Trần Anh Hùng.

Thời gian gần đây, trong bối cảnh vấn đề cô dâu nước ngoài được dư luận đặc biệt quan tâm, các đài truyền hình Hàn Quốc đã khá thành công với một loạt bộ phim dài tập về tình yêu, cuộc sống của phụ nữ Việt Nam với người Hàn Quốc như Cô gái Hà Nội, Cô dâu Vàng. Phim truyền hình Cô dâu Vàng của đài SBS với sự góp mặt của diễn viên Như Quỳnh đã thu hút khán giả đông kỷ lục.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Hoa Hậu Mai Phương Thúy năm 2006.

Ngày 19-3, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch cho biết vừa giao Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Vụ Pháp chế tổ chức hội nghị đánh giá 2 năm thực hiện Quy chế tổ chức thi Hoa hậu vào tháng 4 tới.

YBĐT - Năm 2007, con số đầu tiên cần nhắc tới là đã có 65 tác giả (già nửa số hội viên của Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Yên Bái) có tác phẩm công bố, đó là chưa kể những tác phẩm công bố trên 12 số “Tạp chí Văn nghệ Yên Bái”, trên các tạp chí, báo Trung ương và các tỉnh bạn.

Tính đến sáng 19-3, di sản vịnh Hạ Long của Việt Nam đã trải qua 1 tháng liên tục đứng ở vị trí số 1 trong bảng xếp hạng 77 kỳ quan có số phiếu bầu cao nhất để tiến tới bầu chọn ra 7 kỳ quan tự nhiên thế giới. 77 kỳ quan kể trên được Tổ chức New Open World thống kê từ hơn 200 danh thắng được cả thế g

Hoa hậu Mai Phương Thúy.

Giải thưởng lớn nhất trong lịch sử cuộc thi - 150 triệu đồng và một chuyến du lịch nước ngoài sẽ thuộc về cô gái đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2008.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục