Công bố những tư liệu mới nhất về triều đại Tây Sơn
- Cập nhật: Chủ nhật, 8/6/2008 | 12:00:00 AM
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên- Huế vừa phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học Tây Sơn - Thuận Hóa và anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung nhân dịp kỷ niệm 220 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Vua lấy niên hiệu là Quang Trung.
Tượng đài Vua Quang Trung.
|
Đây là lần thứ 5 Hội thảo về Quang Trung và triều đại Tây Sơn được tổ chức tại thành phố Huế.
Các báo cáo trình bày tại Hội thảo bắt nguồn từ tư liệu thư tịch trong và ngoài nước, trong đó có nhiều tư liệu khá cập nhật từ những nghiên cứu, khảo sát điền dã ở các địa bàn, địa danh gắn với phong trào Tây Sơn.
Hội thảo lần này có 30 bài tham luận của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu về triều đại Tây Sơn đến từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Bình Định và 4 tác giả người nước ngoài tập trung làm sáng tỏ thêm 5 nội dung chính: Vị thế của vùng đất Phú Xuân - Thuận Hoá thời Tây Sơn; chính sách đối nội, đối ngoại của vương triều Tây Sơn; sự thất bại của vương triều Cảnh Thịnh và bài học kinh nghiệm trong việc gìn giữ chính quyền, bảo vệ chủ quyền; nguyên nhân cái chết và vấn đề đi tìm lăng mộ của Hoàng đế Quang Trung trong thời gian tới; Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản lịch sử triều đại Tây Sơn tại Thừa Thiên -Huế.
Cũng tại Hội thảo, các nhà khoa học đã công bố 8 tư liệu mới nhất về triều đại Tây Sơn, đó là: Lá thư của Đại Tư Mã Ngô Văn Sở gửi Phan Khải Đức và Trần Danh Bính; Tư liệu về Tư Khấu Định thời Tây Sơn; Nhận diện kinh đô vương triều Thái Đức; Khảo về tiền Tây Sơn; Bản sao sáu bức tranh quý "Bình Định An Nam chiến đồ"; Khởi nghĩa Tây Sơn trong tác phẩm văn học của John Barrow; Nguyên nhân cái chết của Hoàng đế Quang Trung.
(Theo VnMedia)
Các tin khác
Chạm đôi vú trên chiếc cầu thang để ai đi đâu về leo lên nhà nhìn thấy cũng nhớ tới người mẹ thân yêu của mình, người đã tạo ra xương thịt và chăm chút nuôi dưỡng mình…
Đến thời điểm hiện tại, đã có tổng cộng 4 tác phẩm – gồm Bức tranh Bắc – Trung – Nam, Sắp đặt truyện Kiều trên đá cuội, Huyền thoại sông Hương và Sân khấu dành cho đêm bế mạc Festival Huế 2008 – được đề cử xác lập kỷ lục Việt Nam.
YBĐT - Đã có từ xa xưa trong những đêm "văn hóa tâm linh" của người Tày trong vùng Yên Bình, Lục Yên (Yên Bái), Hà Giang, Tuyên Quang, cả một đêm "nấn ná" của ông thầy Pựt cùng mũ áo, chùm nhạc trong vai "quan say" đưa lễ vật dâng lên lễ tổ trong những đêm đẹp trời của mùa xuân để cầu phúc, cầu may hay làm vía, làm mụ (hắt khoăn, hắt mụ), có đoạn hay nhất của cả một đêm hát là đoạn Khảm Hải (vượt biển). Đoạn này kéo dài hai tiếng đồng hồ vào lúc đêm đã khuya, gà cất tiếng gáy báo một ngày mới.
YBĐT - Trong tâm lý của cộng đồng người Việt trước đây, đều có chung một mong muốn cho con cái sau khi dựng vợ gả chồng là phải sinh được "con đàn cháu đống". Vì vậy, hầu như mỗi dân tộc đều có nghi lễ cầu tự theo cách riêng của mình. Họ có thể tiến hành nghi lễ này khi con cái đến tuổi trưởng thành; tiến hành trong lễ cưới hỏi hoặc khi đã cưới rồi mà bị hiếm muộn con...