Nghệ sĩ hài Bắc - Nam chung tiếng cười chào xuân

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/1/2009 | 12:00:00 AM

Hồng Vân, Thúy Nga, Hoài Linh, Xuân Hinh, Quốc Anh, Thanh Thanh Hiền… góp mặt trong ba đĩa hài chào xuân mới: “Cười cái sự đời”, “Xuân Hinh 2009” và “Giấc mơ Chí Phèo” với những câu chuyện được phóng tác từ văn học và truyện trào phúng dân gian.

Hồng Vân trong
Hồng Vân trong "Lý Toét xử kiện".

Mấy năm gần đây, Xuân Hinh luôn có sản phẩm chào xuân. Anh tâm sự: “Tuổi tôi đã cao, hát nhiều sức khỏe không còn như trước nữa. Tôi cũng muốn nghỉ ngơi rồi, nhưng khán giả vẫn còn mê mình. Những dịp cuối năm ra đường, ai gặp cũng hỏi, năm nay Xuân Hinh có gì không? Mình ngừng lại là phụ lòng khán giả nên vẫn phải túc tắc. Năm nay tôi ra đĩa Xuân Hinh 2009 đóng Lý Toét xử kiện với Hồng Vân và Người ngựa, ngựa người cùng Thanh Thanh Hiền, người tình sân khấu của tôi”.

Lý Toét xử kiện là câu chuyện trào phúng mang phong cách dân gian, đả phá thói hách dịch, ngu muội, lọc lừa, tham lam, máu gái, bất chấp luân thường, đạo lý của một kẻ hành nghề pháp lý dởm. Kết cục, “tham thì thâm, đa dâm thì chết”, Lý Toét vừa mất tiền vừa bị đòn.

Người ngựa, ngựa người là tiểu phẩm được phóng tác từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Câu chuyện bi hài sâu sắc xảy ra trong xã hội Việt Nam dưới thời thực dân Pháp, giữa hai con người thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội: anh phu xe và cô gái điếm. Đây là vở kịch Xuân Hinh - Thanh Thanh Hiền đã từng làm cách đây mấy năm trong Gặp nhau cuối tuần nhưng khi đó anh bị ho, nên muốn làm lại cho hay hơn, chín hơn theo phong cách điện ảnh. Để bản thân toại nguyện, Xuân Hinh đã phải thức trắng 6 đêm liền cùng đoàn làm phim của đạo diễn Phạm Đông Hồng.

Cũng là một tác phẩm lấy cảm hứng từ văn học, Giấc mơ Chí Phèo được xây dựng trên những tình tiết mới với vai Thị Nở được trao cho Thúy Nga, một cây hài dày dặn kinh nghiệm đất Sài thành và Chí Phèo được trao cho Trung Hiếu, người chuyên đóng chính kịch, chưa từng thử sức với hài. Ai từng quen với Thúy Nga đóng bà già, cô nàng có giọng ca sởn gai ốc “Ai khoai nướng không?” cũng khó nhận ra chị trong vai một Thị Nở xấu xí nhưng không kém phần sexy, dở hơi, lại biết làm quân sư quạt mo cho nhóm Chí Phèo. Trung Hiếu thoát xác khỏi hình ảnh người tử tế quen thuộc với bộ răng giả “9630”, đầu tóc xù xì, rũ rượi, quần áo rách rưới, không chỉ biết rạch mặt ăn vạ mà còn vừa rạch mặt, vừa bôi son.

Lẽ ra Giấc mơ Chí Phèo đã ra mắt khán giả từ đầu năm 2008 do không tìm được rạp nên đành góp vui cho công chúng dưới dạng VCD, DVD xuân 2009. Nội dung của bộ phim này chỉ lấy ý tưởng từ truyện ngắn của nhà văn Nam Cao. Bá Kiến tổ chức tiệc cưới cô vợ thứ tư tại nhà. Đoàn rước dâu về đến cổng làng thì bị Chí Phèo chặn lại đòi rượu. Để êm chuyện, Bá Kiến đành phải ngọt nhạt khoản đãi Chí. Chí gặp Tự Lãng. Hai bợm rượu tâm đầu ý hợp, bàn chuyện nổi dậy chống lại Bá Kiến và bọn cường hào.

Trong cơn say, trên đường mò về nhà, Chí phát hiện Thị Nở đi gánh nước ngủ quên trong vườn chuối ven sông. Sự gần gụi với thị khiến lương tâm gã thức tỉnh. Gã ao ước một gia đình hạnh phúc như bao người nông dân khác. Rồi gã mơ tiêu diệt được Bá Kiến, mơ được làm việc nghĩa giúp dân làng. Chí Phèo chọn lò gạch làm “Tụ nghĩa đường” dựng cờ khởi nghĩa. "Nghĩa quân" tấn công thẳng vào nhà Bá Kiến, khiến lão kinh hoàng, phải xuống nước nhận Chí Phèo làm chú và cống nạp rất nhiều... rượu để được toàn mạng. Phim kết lại bằng cảnh Chí Phèo sau cuộc liên hoan vui vẻ, bèn ra bờ sông nói chuyện với trời đất về số phận và tương lai.

Không chỉ xuất hiện trong Giấc mơ Chí Phèo, Thúy Nga còn chứng tỏ sự đắt show của mình bằng việc xuất hiện trong Cười cái sự đời 3. Đĩa hài tụ hội được những gương mặt hài đang được yêu mến trong Nam ngoài Bắc như Hoài Linh, Thuý Nga, Vượng "Râu", Phạm Bằng, Hán Văn Tình, Quang Tèo… Thông qua câu chuyện nhẹ nhàng với cái cười tủm tỉm, cười mỉm, cười mỉa mai chứ không phải cái cười “ằng ặc”, Cười cái sự đời lồng vào đó tính giáo dục, bài học cho mọi người.

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Thành phố Yên Bái sẽ tổ chức Festival múa sạp có chủ đề “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” vào ngày 4 - 5/5/2024.

Dự kiến trong 2 ngày 4 – 5/5, thành phố Yên Bái sẽ tổ chức Festival múa sạp có chủ đề “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Tư liệu TTXVN

“Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).

16 tiết mục văn nghệ tham gia trong chương trình văn nghệ “Vang mãi bản hùng ca chiến thắng

Tối 30/4, tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái đã diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ với chủ đề “Vang mãi bản hùng ca chiến thắng”.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên: “Sức sống của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng có được là do chính tình cảm của mình và tình cảm của mọi người. Mọi người dân trong nước có sự đồng cảm với nhau nên có một sự cộng hưởng”.

Đã 49 năm trôi qua, kể từ khi ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng" ra đời, nhưng bài hát vẫn sống mãi cùng bao thế hệ người Việt. Cho đến hôm nay, mỗi khi dân tộc đạt được một thành tựu mới thì ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng" lại ngân vang. "Như có Bác trong ngày đại thắng" của nhạc sĩ Phạm Tuyên mãi là tiếng reo vui của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục