Sẵn sàng cho Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/4/2009 | 12:00:00 AM

Ngày 19/4 được Thủ tướng Chính phủ chọn là "Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam". Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về "Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam" sẽ diễn ra tại Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội vào tối 19/4. Công tác chuẩn bị cho ngày hội lớn này đã sẵn sàng.

Dự kiến sẽ có khoảng 1.500 nghệ nhân, diễn viên của 33 tỉnh, thành phố tham gia "Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam" diễn ra tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong 2 ngày 18 và 19/4.

Ngày hội còn có  nhiều hoạt động phong phú như: triển lãm các sản phẩm văn hoá, du lịch; giao lưu văn hoá, nghệ thuật, trang phục truyền thống; trình diễn trò chơi dân gian, thể thao truyền thống các dân tộc; triển lãm tài liệu, hiện vật, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sách báo; chiếu phim về văn hoá các dân tộc Việt Nam, Bác Hồ với các dân tộc Việt Nam; hội nghị nhân sĩ, trí thức, già làng, trưởng bản, nghệ nhân dân tộc. Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về  "Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam" tối 19/4 sẽ kết thúc bằng màn pháo hoa rực rỡ.

Chương trình Lễ hội phong phú, độc đáo

Các hoạt động văn hóa diễn ra trong ngày hội đã được chọn lọc, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, đa dạng, phong phú và độc đáo, đồng thời đảm bảo tính thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả.

Nhà văn Nguyễn Khắc Phục - người được Ban Tổ chức mời viết kịch bản cho ngày hội, khẳng định: "Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam" có ý nghĩa sâu sắc, to lớn về văn hoá của thời kỳ phát triển mới của đất nước.

Chương trình nghệ thuật gồm 5 chương: Hội Xuân đất nước, Quê hương sử thi, Giao duyên, Khát vọng- Tình yêu và Thử thách, Việt Nam- Tổ quốc mến yêu.

Nhạc sĩ Trọng Đài - Tổng Đạo diễn của Chương trình cho biết: Đây sẽ là "một cuộc tổng lực về nghe và nhìn các giá trị văn hoá dân tộc". Âm nhạc trong lễ hội là chất liệu âm nhạc nguyên gốc (hát quan họ, hát then, hát xoan, hát ghẹo, hát bội, hát bài chòi, hát đúm, hát ống, đến đàn ca tài tử.v.v.), do các nghệ nhân, diễn viên các dân tộc trình diễn.

Công tác chuẩn bị đã sẵn sàng

Tất cả các công việc chuẩn bị cho ngày hội đang được thực hiện từ nhiều tháng nay và đang khẩn trương hoàn thiện những công việc cuối cùng.

Ông Hồ Anh Tuấn- Trưởng Ban Quản lý Làng Văn hoá- Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết: "Ban Tổ chức đã chuẩn bị sẵn sàng chỗ ăn, nghỉ cho 1.500 nghệ nhân và diễn viên tại các địa điểm xung quanh Làng Văn hoá. Các công việc khác như: y tế, phòng hoả và công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho ngày lễ đều được tích cực chuẩn bị chu đáo ".

Để phục vụ nhu cầu của du khách tham dự các hoạt động trong ngày hội này, Ban Tổ chức đã hợp đồng với Công ty Vận tải Hà Nội mở các tuyến xe khách từ các bến Kim Mã và Mỹ Đình đến Làng Văn hoá- Du lịch các dân tộc Việt Nam với tần suất 1 giờ/ 1 chuyến.

Như vậy kể, từ năm nay, cùng với ngày 10/3 Âm lịch, Ngày giỗ Tổ Hùng Vương, các dân tộc Việt Nam có thêm 1 ngày ( ngày 19/4 ) cùng hội tụ, hướng về cội nguồn để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.

(Theo HNMO)

Các tin khác

Kênh 3 Đài truyền hình quốc gia Italy (RAI) mới đây đã phát sóng một chương trình đặc biệt về chất độc da cam và những hậu quả tàn khốc mà loại hóa chất này đã và đang gây ra đối với người dân và hệ sinh thái ở Việt Nam.

Tranh cổ động của Hà Huy Chương, Hải Dương.

Đợt tuyên truyền kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Trường Sơn và ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (đoàn 559, 19-5-1959 - 19-5-2009), Bộ Văn hóa - thể thao & du lịch và các tỉnh có tuyến đường Trường Sơn đi qua đã tổ chức trưng bày hơn 6.000m2 tranh cổ động về đường Trường Sơn do họa sĩ các tỉnh, thành trong cả nước sáng tác. Đây là đợt trưng bày tranh cổ động lớn nhất từ trước tới nay.

Quang cảnh lễ hội “Lồng tồng” ở xã Kiên Thành Xuân Kỷ Sửu 2009.

YBĐT - Theo tộc truyền, tổ tiên người Tày đến định cư tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã từ nhiều thế kỷ trước, tập trung ở Đồng Song, Kiên Lao và Khe Rộng. Họ tích cực lao động sản xuất và hình thành những nét sinh hoạt văn hóa như: thờ cúng, truyền khẩu các truyện cổ tích như trời đất gặp nhau, các nàng tiên xuống trần cứu giúp người dân, Bó khau quang, chàng Tham Lường và nàng Ứ Lự...

Sau buổi chiếu ra mắt, gia đình bác sĩ Đặng Thùy Trâm khá hài lòng với hình ảnh của chị được thể hiện trên phim, mặc dù khi truyền tải qua ngôn ngữ điện ảnh có ít nhiều hư cấu

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục