Trưng bày hơn 6.000m2 tranh cổ động về đường Trường Sơn
- Cập nhật: Thứ bảy, 11/4/2009 | 12:00:00 AM
Đợt tuyên truyền kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Trường Sơn và ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (đoàn 559, 19-5-1959 - 19-5-2009), Bộ Văn hóa - thể thao & du lịch và các tỉnh có tuyến đường Trường Sơn đi qua đã tổ chức trưng bày hơn 6.000m2 tranh cổ động về đường Trường Sơn do họa sĩ các tỉnh, thành trong cả nước sáng tác. Đây là đợt trưng bày tranh cổ động lớn nhất từ trước tới nay.
Tranh cổ động của Hà Huy Chương, Hải Dương.
|
Tranh cổ động là loại hình nghệ thuật một thời “làm mưa làm gió” nơi công cộng và trong từng khu dân cư, cổ vũ khá hiệu quả công cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta ở miền Bắc. Những bức tranh chủ đề “Đường Trường Sơn huyền thoại” lần này (in trên chất liệu vải nhựa tấm lớn dựng trên đường phố) đang làm sống lại ký ức của bao người.
(Theo TTO)
Các tin khác
YBĐT - Theo tộc truyền, tổ tiên người Tày đến định cư tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã từ nhiều thế kỷ trước, tập trung ở Đồng Song, Kiên Lao và Khe Rộng. Họ tích cực lao động sản xuất và hình thành những nét sinh hoạt văn hóa như: thờ cúng, truyền khẩu các truyện cổ tích như trời đất gặp nhau, các nàng tiên xuống trần cứu giúp người dân, Bó khau quang, chàng Tham Lường và nàng Ứ Lự...
Sau buổi chiếu ra mắt, gia đình bác sĩ Đặng Thùy Trâm khá hài lòng với hình ảnh của chị được thể hiện trên phim, mặc dù khi truyền tải qua ngôn ngữ điện ảnh có ít nhiều hư cấu
Bộ VH-TT&DL vừa quyết định đầu tư 15 tỉ đồng để xây dựng 25 tụ điểm văn hóa tại 25 làng, bản, buôn, ấp ở vùng có hoàn cảnh đặc biệt thuộc 25 tỉnh trong cả nước gồm: Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Phú Yên, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang.
YBĐT - Đến với Mường Lai (Lục Yên - Yên Bái), không chỉ được đắm mình trong giai điệu du dương, trầm bổng của tiếng sáo, làn then trữ tình mà còn ấn tượng với tiếng trống mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Nơi đây, nhịp sống thường ngày của đồng bào Tày gắn cùng những tiếng trống. Nhưng, đó đã là chuyện của những năm 1990 trở về trước...