Tái hiện chiến dịch Điện Biên Phủ bằng các nhóm tượng đài

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/4/2009 | 12:00:00 AM

Ban Quản lý dự án di tích Điện Biên Phủ ngày 13.4 cho biết, ban đã xây dựng hoàn chỉnh nhóm tượng đài gồm 3 điểm, tại 2 xã Nà Nhạn và Mường Phăng - thuộc huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên - nhằm tái hiện một phần chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Nhóm tượng đài bằng đá thuộc các điểm di tích này có ý nghĩa liên kết sự kiện theo trục thời gian, góp phần tăng tính hấp dẫn đối với du khách về cảnh quan "Đệ nhất tài nguyên du lịch lịch sử" nơi đây.

Tượng đài Mường Phăng bằng đá xanh, đặt trong công viên Mường Phăng - chính là nơi ngày 13.5.1954, quân và dân ta long trọng tổ chức lễ báo công và duyệt binh mừng chiến thắng.

Các nhóm tượng đài được Hội đồng Nghệ thuật khoa học Quốc gia chọn mẫu thông qua hội thi sáng tác, đều được tạc thô từ Ninh Bình và vận chuyển bằng xe chuyên dụng lên Điện Biên rồi mới được lắp ghép, tinh chỉnh lại.

(Theo Lao Động)

Các tin khác

Ngày 19/4 được Thủ tướng Chính phủ chọn là "Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam". Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về "Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam" sẽ diễn ra tại Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội vào tối 19/4. Công tác chuẩn bị cho ngày hội lớn này đã sẵn sàng.

Kênh 3 Đài truyền hình quốc gia Italy (RAI) mới đây đã phát sóng một chương trình đặc biệt về chất độc da cam và những hậu quả tàn khốc mà loại hóa chất này đã và đang gây ra đối với người dân và hệ sinh thái ở Việt Nam.

Tranh cổ động của Hà Huy Chương, Hải Dương.

Đợt tuyên truyền kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Trường Sơn và ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (đoàn 559, 19-5-1959 - 19-5-2009), Bộ Văn hóa - thể thao & du lịch và các tỉnh có tuyến đường Trường Sơn đi qua đã tổ chức trưng bày hơn 6.000m2 tranh cổ động về đường Trường Sơn do họa sĩ các tỉnh, thành trong cả nước sáng tác. Đây là đợt trưng bày tranh cổ động lớn nhất từ trước tới nay.

Quang cảnh lễ hội “Lồng tồng” ở xã Kiên Thành Xuân Kỷ Sửu 2009.

YBĐT - Theo tộc truyền, tổ tiên người Tày đến định cư tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã từ nhiều thế kỷ trước, tập trung ở Đồng Song, Kiên Lao và Khe Rộng. Họ tích cực lao động sản xuất và hình thành những nét sinh hoạt văn hóa như: thờ cúng, truyền khẩu các truyện cổ tích như trời đất gặp nhau, các nàng tiên xuống trần cứu giúp người dân, Bó khau quang, chàng Tham Lường và nàng Ứ Lự...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục