Ra mắt "Chuyện những người làm nên lịch sử"

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/4/2009 | 12:00:00 AM

Ngày 15.4, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia tổ chức họp báo công bố cuốn sách Chuyện những người làm nên lịch sử - Hồi ức Điện Biên Phủ 1954 - 2009.

Cuốn sách dày 240 trang, được chia làm 3 phần, gồm: Toàn dân ra trận, Chuyện những người lính, và Tinh thần Điện Biên Phủ, do nhóm tác giả trong đó phần lớn là những nhà báo trẻ lớn lên khi đất nước đã hòa bình, các cuộc chiến tranh giải phóng Tổ quốc đã lùi vào dĩ vãng, tự nguyện họp nhau lại, quyết tâm làm được một điều gì đó để tri ân thế hệ những người đã làm nên kỳ tích năm nào.

Họ khoác ba lô, lặn lội ngược xuôi để gặp gỡ và ghi lại những câu chuyện lần đầu tiên được kể của 160 nhân chứng lịch sử là các cán bộ sĩ quan chỉ huy các cấp, những chiến sĩ trực tiếp chiến đấu trên chiến trường, y tá, thầy thuốc, nhà văn, nhà báo, văn công, dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong... từ khắp mọi miền đất nước hội tụ về Điện Biên phục vụ cho trận đánh vĩ đại này.

Từng trang sách lật mở, những câu chuyện của các nhân chứng lịch sử, những hình ảnh nóng hổi hơi thở chiến trường, khắc sâu vào tâm trí các bạn đọc trẻ tuổi về những trận đánh khốc liệt, những hy sinh anh dũng, mất mát đau thương của người lính cầm súng chiến đấu, của những chị dân công đêm ngày mở đường, vận chuyển lương thực dưới mưa bom bão đạn; từ những lần kéo pháo ra, kéo pháo vào, cuộc quyết chiến trên đồi A1 đến khi tướng Đờ -cát xin hàng.

Đối với những cựu chiến binh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 55 năm về trước như trung tướng Đặng Quân Thụy - nguyên Phó chủ tịch Quốc hội, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, cuốn sách gợi nhớ lại nhiều ký ức của một thời trai trẻ nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của đất nước cầm súng ra chiến trường, bước vào trận đánh lớn với khí thế “quyết đánh quyết thắng”, “không thắng không rút khỏi chiến trường”. GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam thốt lên: “Cuốn sách có cách thể hiện rất độc đáo, ở mỗi phần đều có khái quát về từng giai đoạn của chiến dịch với những số liệu chính xác và xen kẽ đó là những câu chuyện của nhân chứng. Cuốn sách vừa tiếp cận và thể hiện về lịch sử vĩ mô, đồng thời cũng hướng đến lịch sử vi mô, luôn luôn hướng về con người, cả vĩ nhân và những con người hết đỗi bình thường đã làm nên thắng lợi lịch sử”.

(Theo TNO)

Các tin khác
Hoa đỗ quyên rực nở trên đường lên đỉnh Phansipăng.

YBĐT - Với 50 bài ký và ghi chép mang đậm chất lãng mạn của người miền núi, “Lên Phansipăng” của nhà báo - nhà văn Hoàng Thế Sinh lại lần nữa chứng tỏ khả năng khai thác và thể hiện sinh động, hiệu quả loại hình nghệ thuật - báo chí đặc sắc này.

Các thiếu nữ Tày bên suối. (Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Trong các bài hát quan làng của đám cưới dân tộc Tày, bài hát Sắng lùa (Dặn dâu) là bài hát đại diện của họ nhà gái, có thể là ông đưa, bà đưa hoặc là phù dâu hát, tùy theo khẩu khiếu của từng thành viên trong đoàn đưa đó.

“Đại náo Shinjuku” là một trong những bộ phim của điện ảnh Trung Hoa được chờ đợi nhất trong năm 2008, nhưng do một số trục trặc nên bộ phim đành rời sang năm 2009. Phim được chọn là phim chiếu mở màn cho Liên hoan phim Quốc tế Hồng Kông lần thứ 31, được tổ chức từ 22/03/2009 – 13/04/2009. Vào ngày 24/4, phim sẽ được trình chiếu tại Việt Nam, trước cả Nhật Bản (chỉ sau Hồng Kông và Malaysia).

Ban Quản lý dự án di tích Điện Biên Phủ ngày 13.4 cho biết, ban đã xây dựng hoàn chỉnh nhóm tượng đài gồm 3 điểm, tại 2 xã Nà Nhạn và Mường Phăng - thuộc huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên - nhằm tái hiện một phần chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục