Công bố bản đồ Hà Nội 1831

  • Cập nhật: Thứ bảy, 25/9/2010 | 7:53:51 AM

Sáng 24-9, Viện Thông tin khoa học xã hội (thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam) đã công bố tấm bản đồ Hà Nội 1831 Hoài Đức phủ toàn đồ. Đây là lần đầu tiên tấm bản đồ gốc được công bố, trước đây giới nghiên cứu sử học chỉ được tiếp cận với tấm Hoài Đức phủ toàn đồ thông qua bản vẽ lại và phiên âm từ chữ Hán sang chữ quốc ngữ của cụ Biệt Lam Trần Huy Bá.

“Hoài Đức phủ toàn đồ” sau khi được scan
“Hoài Đức phủ toàn đồ” sau khi được scan

Tấm bản đồ được vẽ năm 1831 là năm cuối cùng của kinh thành Thăng Long, năm đầu tiên của tỉnh Hà Nội. Tấm bản đồ có chỉ giới là phủ Hoài Đức bao gồm hai huyện Vĩnh Thuận và Thọ Xương.

Nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá: mốc năm 1831 tạo nên giá trị đặc biệt cho tấm bản đồ. Đó chính là năm vua Minh Mạng cho lập tỉnh Hà Nội đồng bộ với việc cải cách đơn vị và địa giới hành chính. Do vậy, tấm bản đồ với tên gọi “Hoài Đức phủ” có giá trị như tấm hình dán lên căn cước của “tỉnh Hà Nội” được thành lập năm 1831 để hơn nửa thế kỷ sau đó (1888) ra đời thành phố Hà Nội.

Theo mô tả của Viện Thông tin khoa học xã hội, hiện trạng của Hoài Đức phủ toàn đồ là: “Một tấm bản đồ mộc, được vẽ tay trên giấy troky, gồm nhiều mảnh ghép, kích thước 175x190cm. Tên các địa danh và chú giải trên bản đồ được ghi hoàn toàn bằng chữ Hán và chữ Nôm; bản đồ ghi theo tỉ lệ 1/500 trượng (theo đơn vị đo độ dài cổ); hoàn thành ngày 15-5-1831 (năm Minh Mạng thứ 12); đồng tác giả Lê Đức Lộc và Nguyễn Công Tiến...”.

Hoài Đức phủ toàn đồ chỉ rõ số lượng các cửa ô, tên từng cửa ô. Theo đó, năm 1831 thành Hà Nội có 17 cửa ô, trong đó 10 cửa ô nằm ở phía đông thành, hai cửa ô phía tây, hai cửa ô phía bắc và ba cửa ô phía nam.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực trạng và các ghi chú trên tấm bản đồ, các nhà nghiên cứu sử vẫn còn không ít hoài nghi và đặt câu hỏi: liệu đây có phải là tấm bản đồ được vẽ vào năm 1831 hay không? Vì bản đồ dù được vẽ theo đơn vị đo độ dài cổ là trượng nhưng cách chia tỉ lệ rõ ràng theo phong cách phương Tây. Các nhà khoa học đã đề xuất nên nghiên cứu kỹ về vật liệu giấy, phân biệt kiểu và nét chữ Hán... để xác định rõ niên đại của tấm bản đồ, đồng thời với việc tìm giải pháp hữu hiệu để gia cố, ngăn chặn tình trạng hư hỏng của tấm bản đồ.

(Theo TTO)

Các tin khác
Sách kinh khổng lồ bằng đá tại chùa Pháp Hoa.

Chùa Pháp Hoa (phường 4, quận Phú Nhuận - TPHCM) vừa hoàn tất bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa với hơn 71.000 chữ quốc ngữ được khắc trên 10 phiến đá granit đen khổ lớn của Ấn ĐộToàn bộ cuốn kinh Diệu Pháp Liên Hoa được thiết kế đứng trên những cánh sen mềm mại được ghép từ 12 tấm đá trắng vân mây của Thanh Hóa. Phía trước bộ kinh là cụm sen được khắc từ tảng đá vân hồng của Hà

Chung kết Sao Mai điểm hẹn 2009

Ban tổ chức cuộc thi vừa chính thức công bố, Vòng chung kết Sao Mai điểm hẹn 2010 (SMĐH 2010) sẽ có 16 gương mặt ca sỹ trẻ, trong đó có 3 thí sinh đặc cách vì đoạt giải Nhất, Nhì Sao Mai nhạc nhẹ 2009 là Hà Hoài Thu, Lê Thị Mỹ Như và Lương Viết Quang.

Thiết kế tòa nhà gần gũi với thiên nhiên.

Sáng 23/9, UBND thành phố Hà Nội đã công bố quyết định lựa chọn phương án thiết kế của nhà tư vấn Renzo Piano (Italia) để xây dựng nhà hát Thăng Long, có sức chứa hơn 3.000 chỗ.

Mộc bản khắc ghi sự kiện vua Minh Mạng đặt tên Hà Nội.

Bản khắc ghi rõ: Năm Minh Mạng thứ 12 (tức 1831), phủ Hoài Đức thuộc Bắc Thành trước đây, hợp với trấn Sơn Nam, đổi và đặt tên là tỉnh Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục